Khách tăng, cháy vé

Khi nhu cầu người dân trở lại TP.HCM tăng cao, trong khi số lượng chuyến bay các hãng được khai thác vẫn hạn chế nên nhiều chặng bay đã hết vé hoặc giá cao. Khảo sát trang bán vé của các hãng hàng không nội địa ngày 6/2 cho thấy, với chặng bay Hà Nội - TP.HCM, Bamboo Airways, Vietnam Airlines và Vietjet đã hết vé từ sớm.

Thống kê của Cảng vụ Hàng không miền Nam, ngày 6/2 lượng khách trên các chuyến bay nội địa đến Tân Sơn Nhất lên đến 70.000 khách. Đây là số lượng khách cao nhất kể từ đợt phục vụ dịp sau Tết. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tính từ 29/12/2021 đến 10/1/2022, các hãng hàng không trong nước đã khai thác 4.480 chuyến bay với 547.000 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 64%.

Con số từ các hãng cho thấy, dịp Tết Nguyên đán từ 17/01/2022 đến 11/02/2022, Bamboo Airways cung ứng gần 600.000 ghế với tỷ lệ lấp đầy gần 80%. Đến thời điểm hiện tại, lượng đặt vé đang tăng mạnh, với hệ số lấp đầy trung bình trên toàn mạng bay nội địa của hãng đã đạt 100%, hầu hết các đường bay đã kín chỗ, đặc biệt trên các đường bay trục như Hà Nội - TP.HCM, Đà Nẵng - TP.HCM,... các đường trục lẻ như kết nối TP.HCM với Vinh,Thanh Hoá, Hải Phòng, Quy Nhơn... và các đường bay du lịch như Hà Nội/TP.HCM - Phú Quốc, Hà Nội/TP.HCM - Côn Đảo.

{keywords}
Lượng khách đi máy bay tăng đột biến

Trong khi đó, trên trang web bán vé của Vietnam Airlines, từ ngày 15/1, nhiều giờ bay chặng TP.HCM - Hà Nội hết vé hạng phổ thông.

Theo Cục Hàng không, nhu cầu đi lại của người dân trên các đường bay từ TP.HCM đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Theo báo cáo từ hệ thống đặt giữ chỗ của các hãng hàng không, tỷ lệ khách đặt giữ chỗ trên các đường bay này cũng tăng cao. Tỷ lệ hành khách đặt giữ chỗ đều trên 50%, có những thời điểm lên đến trên 90%.

Bên cạnh những chặng bay phục vụ hành khách về quê ăn Tết, những chặng bay đến các điểm du lịch sau tết như Đà Lạt, Đà Nẵng, Phú Quốc... bắt đầu có tình trạng khan vé do lượng người mua tăng.

“Với kết quả khai thác thời gian vừa qua và tỷ lệ đặt chỗ cho giai đoạn Tết Nguyên đán, có thể thấy nhu cầu đi lại của nhân dân từ TP.HCM về các địa phương trong cả nước giai đoạn Tết Nguyên đán đã tăng trở lại và cần được đáp ứng”, Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng nhận định.

Sau khi mở lại bay quốc tế thường lệ, thị trường hàng không cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong tuần đầu tiên (từ ngày 1-7/1) đã có 16 chuyến bay thương mại thường lệ từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Bắc (Trung Hoa) với khoảng 1.000 khách về nước.

Khi cánh cửa bầu trời được mở, du khách đi máy bay tăng mạnh thúc đẩy ngành du lịch, thêm lực đẩy cho kinh tế phục hồi sau dịch bệnh. Báo cáo của các tổ chức hàng không quốc tế cho thấy, 70-80% du khách được hỏi đều trả lời “sẽ du lịch bằng đường hàng không”. Vì thế, việc chậm mở cửa hàng không sẽ kìm hãm ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sớm hồi phục.

Tại Hội nghị thường niên ở Boston (Mỹ), Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) nhận định ngành hàng không sẽ từng bước phục trong năm 2022. IATA dự báo nhu cầu đi lại quốc tế sẽ tăng gấp đôi trong năm 2022 và đạt 44% mức của năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

IATA nhấn mạnh tỷ lệ người dân tiêm vaccine phòng bệnh và việc nhiều nước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế sẽ là hai yếu tố chính tác động tích cực đến đà phục hồi của ngành hàng không thế giới. Và khi đạt được đà phục hồi, ngành hàng không sẽ phát triển lâu dài.

{keywords}
Thị trường hàng không Việt Nam sẽ phục hồi

Sẵn sàng bay quốc tế

Thời gian tới, các hãng hàng không đã sẵn sàng kế hoạch, nguồn lực để khai thác loạt đường bay trong nước và quốc tế đến các thị trường khách trọng điểm của Việt Nam. Ở thị trường nội địa, sau Côn Đảo, Bamboo Airways triển khai đường bay thẳng Hà Nội - Rạch Giá, TP.HCM - Điện Biên... Trong khi đó, ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways - nhận định, thị trường hàng không sẽ khôi phục mạnh mẽ và Bamboo Airways dự kiến mở rộng quy mô mạng bay quốc tế lên 40 đường trong năm 2022

Trong năm 2021, BamBoo đã thực hiện thành công chuyến bay thẳng không dừng đầu tiên đến Mỹ và tiến hành công bố các đường bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ, Vương quốc Anh, Australia sẵn sàng cho việc mở rộng nhanh chóng mạng bay quốc tế. Sang năm mới 2022, Bamboo Airways đã nhanh chóng mở bán vé các đường bay quốc tế kết nối Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Anh, Australia... Cùng với đó, hãng cũng gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị để sẵn sàng mở rộng các đường bay thường lệ đến Thái Lan, Lào, Campuchia và đặc biệt là Mỹ khi điều kiện cho phép.

Trong khi đó, Vietnam Airlines đã công bố kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm 2022. Giai đoạn 1, Vietnam Airlines lên kế hoạch khai thác các chuyến bay hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia. 

Sau đó, Vietnam Airlines lên kế hoạch khôi phục thêm các đường bay hai chiều giữa Việt Nam và Anh, Pháp, Đức, Nga, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia. 

Phía Vietjet Air, Giám đốc điều hành Đinh Việt Phương cho hay Vietjet Air đã khai thác trở lại các chuyến bay thường lệ tới Nhật Bản với tần suất 1 chuyến/tuần và dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới. 

{keywords}
 

Vietravel Airlines khôi phục và mở bán vé mạng đường bay nội địa của hãng, đồng thời tăng dần tần suất để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng lên của hành khách, hãng tập trung khôi phục và tăng tần suất các đường bay khứ hồi kết nối giữa Hà Nội - TP.HCM và các điểm đến du lịch lớn như: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang), Quy Nhơn (Bình Định). 

Theo ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA): Hàng không là động lực phát triển kinh tế. Hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%. Trước đại dịch, hằng năm, doanh thu vận tải hàng không tăng bình quân 15%-20%.

Tổng Thư ký VABA dự báo, mức tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam từ 6-6,5%. Đây là cơ sở giúp mức tăng trưởng của ngành hàng không đạt 15-20% so với năm 2021. Nếu tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa phát triển kinh tế, ngành hàng không Việt Nam sẽ hồi phục bền vững trong năm 2022.

Đánh giá thị trường hàng không Việt Nam, ông Darren Hulst, Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị Thương mại của Boeing, cho hay, thị trường nội địa bền vững và mạnh mẽ để hỗ trợ cho các dịch vụ quốc tế là một yếu tố then chốt, trong quá trình hồi phục. Sự hồi phục của hàng không nội địa cũng góp phần phát triển kinh tế và mạng lưới hàng không trong nước cũng như toàn cầu.

Hội đồng các sân bay quốc tế ACI dự báo giai đoạn 2018-2040, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng hành khách trung bình hàng năm là 6,2% - cao nhất thế giới, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự phát triển của các hãng hàng không.

Bảo Anh

Đã đến lúc chấm dứt các chuyến bay giải cứu

Đã đến lúc chấm dứt các chuyến bay giải cứu

Việt Nam đã mở lại 10 đường bay thương lệ quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam vừa đồng ý tăng mạnh số lượng chuyến bay định kỳ. Chuyên gia cũng kiến nghị dừng các chuyến bay giải cứu.