Theo Bộ Y tế, tại 63 tỉnh, thành có 79.992 ca trong cộng đồng. Hà Nội  đứng đầu số mắc với 21.395 trường hợp, tiếp theo là Nghệ An 6.657 ca, Bắc Ninh 6.011 ca, Sơn La 4.182 ca, Quảng Ninh 3.919 ca, Nam Định 3.870 ca, Hưng Yên 3.702 ca, Lạng Sơn 3.335 ca, Phú Thọ 3.288 ca, Bình Dương 3.201 ca và TP.HCM 3.070 ca.

Các tỉnh có số mắc dưới 2.000 trường hợp là Vĩnh Phúc (2.814), Thái Nguyên (2.670), Bắc Giang (2.653), Lai Châu (2.637), Hòa Bình (2.593), Tuyên Quang (2.582), Đắk Lắk (2.560), Ninh Bình (2.405), Yên Bái (2.385), Hải Dương (2.317), Quảng Bình (2.305), Cao Bằng (2.159), Khánh Hòa (2.142), Thái Bình (2.138), Hà Giang (2.124), Lào Cai (1.984), Bình Phước (1.958), Hà Nam (1.896), Điện Biên (1.806), Bình Định (1.703), Đà Nẵng (1.689), Cà Mau (1.608), Gia Lai (1.276), Thanh Hóa (1.128), Quảng Trị (1.110), Lâm Đồng (1.088), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.067), Đắk Nông (894), Hà Tĩnh (846), Bến Tre (781), Phú Yên (776), Tây Ninh (697), Bắc Kạn (509), Quảng Ngãi (431), Thừa Thiên Huế (385), Bình Thuận (384), Quảng Nam (357), Vĩnh Long (341), Trà Vinh (313), Kon Tum (255), Bạc Liêu (250), Đồng Nai (179), Long An (154), Cần Thơ (133), Kiên Giang (130), Hải Phòng (106), An Giang (49), Đồng Tháp (48), Ninh Thuận (39), Sóc Trăng (38), Tiền Giang (23), Hậu Giang (23).

{keywords}

Ngày 4/3, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 29.074 ca và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 18.970 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 101.812 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 4.059.262 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.051.832 ca, trong đó có 2.586.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế thông tin, các địa phương có số mắc cao trong đợt dịch này là TP.HCM (545.057), Hà Nội (340.443), Bình Dương (304.810), Đồng Nai (119.444) và Tây Ninh (102.004). Về điều trị, trong ngày có 38.911 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 2.589.436 trường hợp. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca.

Ngày 4/3, cả nước thêm 97 ca tử vong. Các ca được ghi nhận tại Hà Nội (18), Nam Định (14 ca trong 02 ngày), Quảng Nam (9), Nghệ An (6), Thái Nguyên (6), Đà Nẵng (5), Hà Giang (3), Quảng Bình (3), Bình Phước (2), Bình Thuận (2), Đắk Lắk (2), Đồng Tháp (2), Gia Lai (2), Hòa Bình (2), Kiên Giang (2), Lào Cai (2), Phú Thọ (2), Quảng Ninh (2), Tây Ninh (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Cao Bằng (1), Đắk Nông (1), Hậu Giang (1), Ninh Bình (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong 7 ngày qua là 97 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.644 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm. Bộ Y tế đánh giá, tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN).

Về xét nghiệm, từ 27/4/2021 đến nay, nước ta đã thực hiện được 34.130.109 mẫu xét nghiệm, tương đương 79.863.303 lượt người, tăng 135.464 mẫu so với ngày trước đó.

Về tiêm chủng, trong ngày 3/3, có 645.805 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 196.320.242 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 179.519.139 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.801.103 liều.

Ngày 3/3, Bộ Y tế cũng ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19. Cũng trong ngày này, Bộ ban hành công điện về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Ngọc Trang

Hà Nội thêm 21.396 ca Covid-19, hơn 1.000 F0 nặng và nguy kịch

Hà Nội thêm 21.396 ca Covid-19, hơn 1.000 F0 nặng và nguy kịch

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội thông tin, ngày 4/3, TP thêm 21.396 ca Covid-19, tổng số mắc trong đợt dịch 4 là 343.618 trường hợp.

Lúc nào Việt Nam có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu?

Lúc nào Việt Nam có thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu?

Sẽ đến lúc Covid-19 là bệnh đặc hữu với cách thích ứng phù hợp. Tuy nhiên, nguy cơ làn sóng dịch mới, biến thể mới, năng lực điều trị có thể sẽ kéo dài thời điểm được mong đợi này.