Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến nên được thực hiện từ sớm, nhằm giảm thiểu đáng kể di chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn đột ngột, hậu quả là nhiều tế bào của vùng não đó chết đi chỉ sau vài phút. Đây là hậu quả của xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid tăng cao kết hợp với cao huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não gây tử vong cao (đứng thứ hai sau bệnh ung thư) và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế, để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Bác sĩ Wade Brackenbury - chuyên khoa Thần kinh cột sống, phòng khám ACC cho biết, trên thực tế có nhiều trường hợp bị tai biến, sau đó liệt nửa người và sinh ra rối loạn tâm lý. Họ thường cảm thấy mình vô dụng, mặc cảm và bất cần đời. Lúc này, người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng, cần phải động viên bệnh nhân, đồng thời khuyến khích họ tập luyện tích cực để dần khôi phục khả năng vận động, tái hòa nhập xã hội.
Mới đây nhất, phòng khám ACC đã mang trị liệu Pneumex từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Theo ACC, đây là chương trình phục hồi chức năng tích cực, hiệu quả, tiếp cận chủ động và toàn diện cho bệnh nhân sau đột quỵ. Chương trình điều trị kết hợp giữa công nghệ hiện đại cùng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng và có thể bao gồm trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương), khi cần thiết.
Người nhà nên đưa bệnh nhân phục hồi sau tai biến càng sớm càng tốt |
Theo đại diện ACC, chương trình nổi bật với 4 loại máy giảm áp được thiết kế phù hợp với thể trạng của người Đông Nam Á: ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair tạo lực giảm áp khi ngồi, bàn giảm áp xung động PneuVibro giảm áp cột sống khi nằm, thiết bị rung PneuVibe Pro giúp cải thiện tư thế đứng và thiết bị phân tích điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmil hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các động tác đi bộ.
Chương trình được thiết lập riêng cho từng bệnh nhân với những mức độ và tình trạng bệnh khác nhau. Theo đó, bệnh nhân tập luyện tích cực và được theo dõi sát sao trong suốt quá trình trị liệu, từ đó biết được mức độ tiến triển. Khả năng tiến triển, đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân được đánh giá thường xuyên qua từng giai đoạn.
Trị liệu Pneumex được xem là cơ hội mới dành cho bệnh nhân phục hồi sau tai biến |
Luyện tập cùng chương trình Pneumex tại ACC, bệnh nhân sẽ có thể cải thiện chức năng vận động cũng như chức năng thần kinh bị tổn thương. Để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu các thương tật thứ phát, các bài tập phục hồi chức năng cần phải được áp dụng từ sớm, đồng thời bệnh nhân cũng cần kiên trì tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sau đây là một số gợi ý các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà (cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị):
Bài tập nói
Sau tai biến mạch máu não, có khoảng 20% bệnh nhân mất tiếng nói hoặc nói ngọng. Do đó trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được tập luyện trong 40 - 100 giờ để khôi phục chức năng ngôn ngữ. Giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ của người nhà khuyến khích bệnh nhân luyện tập:
- Đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng.
- Nói tên và màu sắc một số đồ vật xung quanh (bàn, ghế, giường, quạt...).
- Kể tên một số loại trái cây, loài hoa hoặc động vật, người bệnh kể càng nhiều càng tốt.
- Mô tả hình ảnh bằng sự hiểu biết.
- Cho nghe hoặc đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, sau đó khuyến khích bệnh nhân kể lại câu chuyện đó.
Bài tập cánh tay
Việc tập luyện nên bắt đầu từ tuần thứ 2 - thứ 6 sau khi xảy ra tai biến. Rèn luyện cho bệnh nhân thực hiện các bài tập:
- Duỗi hoặc gấp cánh tay bị liệt.
- Mở/đóng cửa hoặc ngăn kéo tủ.
- Cầm nắm túi xách hoặc đồ vật nhẹ.
- Bật/tắt công tắc.
Người nhà cần theo dõi và trợ giúp bệnh nhân ở khoảng cách 10m.
Bài tập đứng
Các bệnh nhân đều mong muốn mình có thể tự đứng và bước đi được. Để phục hồi sau tai biến, người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện:
- Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt.
- Tập đứng thăng bằng, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân.
- Đứng và thực hiện các động tác như nghiêng người, cúi hoặc ngửa đầu, đưa hai tay sang phải hoặc trái, đưa hai tay lên đầu, đưa hai tay hướng lên trần nhà...
Bài tập đi bộ
Để hồi phục khả năng đi bộ, mỗi bệnh nhân cần luyện tập ít nhất 15 phút mỗi ngày. Ban đầu, bệnh nhân có thể tập đi với nạng hoặc được người trợ giúp. Về sau, bệnh nhân có thể tự đi bộ với quãng đường tùy thuộc vào khả năng của bản thân.
Thanh Triết