Câu nói “Bệnh từ miệng mà vào” đã hàm chứa lời cảnh báo bạn cần phải cẩn trọng với cách ăn uống. Trên thực tế, nhiều bệnh mạn tính và cả ung thư liên quan tới chế độ ăn. Dưới đây là những điều khiến các cơ quan nội tạng của bạn sợ nhất:

Tim sợ muối

{keywords}

Đồ ăn quá mặn gây hại cho sức khỏe

Khả năng bài tiết natri của cơ thể là có hạn. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể không kịp xử lý sẽ khiến lượng natri trong muối tồn đọng lại trong người. Khi đó, huyết áp có thể tăng cao.

Ngoài ra, lượng muối cao cũng sẽ khiến cho mạch máu trở nên hẹp lại. Tim sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, bạn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như bệnh tim mạch.

Gan sợ rượu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mối liên hệ giữa rượu và ung thư. Quá trình trao đổi chất và hấp thụ rượu dựa trên hai loại enzyme. Nếu bạn uống quá nhiều, cơ thể không kịp chuyển hóa sẽ gây ra tổn thương ở tế bào gốc tạo máu.

Nếu tổn thương đó không được chữa lành sẽ trở thành mạn tính, gây ra suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư. Khi thời gian và lượng rượu uống càng nhiều, từ gan nhiễm mỡ sẽ chuyển thành viêm gan, chai gan và cuối cùng dẫn tới ung thư.

Thận sợ lười uống nước

{keywords}

Uống lượng nước vừa đủ giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: Healthline

Một trong những chức năng chính của thận là tạo ra nước tiểu để bài tiết các chất như urê, acid uric và amoniac. Khi trong cơ thể có quá ít hay quá nhiều nước, thận sẽ điều tiết lượng nước tiểu để đảm bảo sự cân bằng nước trong cơ thể.

Nếu bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu thải ra ngoài sẽ giảm, chất độc và chất thải tích tụ tăng dần trong nước tiểu.

Các bệnh lý như sỏi thận, thận ứ nước có liên hệ mật thiết với người lười uống nước. Uống vừa đủ nước giúp bảo vệ thận, đào thải các chất độc dư thừa.

Túi mật sợ không ăn sáng

Gan tiết mật ra mỗi ngày. Khi chúng ta không ăn, mật được trữ trong túi mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ đẩy mật vào tá tràng, xuống ruột non giúp phân hủy các chất béo.

Qua một đêm, lượng mật tích trong túi mật đã lên tới 12 tiếng. Nếu bạn không ăn sáng, lượng cholesterol trong mật sẽ vượt qua mức bão hòa dẫn tới ứ đọng và hình thành sỏi.

Tụy sợ ăn quá no

{keywords}

Ăn quá nhiều, đặc biệt vào bữa tối, ảnh hưởng nhiều tới tụy

Tụy có thể sản sinh ra enzyme tiêu hóa để tham gia vào quá trình xử lý thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhiều, tụy sẽ tiết ra nhiều enzyme hơn, bị quá tải dẫn tới rối loạn chức năng.

Khi đó, tụy sẽ bị các enzyme tiêu hóa tác động ngược trở lại, gây ra viêm tụy cấp.

Khi mô tuyến tụy có hiện tượng chảy máu hoặc hoại tử, dễ ảnh hưởng tới các mô xung quanh, theo đó là rối loạn trao đổi chất, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí gây tử vong.

An Yên (Theo Aboluowang)

Dấu hiệu '1 dày, 2 đen, 3 đau' cảnh báo người mắc bệnh phổi

Dấu hiệu '1 dày, 2 đen, 3 đau' cảnh báo người mắc bệnh phổi

Nếu có các dấu hiệu như lưỡi đen, tức ngực, đau vai… bạn cần đi bệnh viện để chiếu chụp phổi.