1. Tổ chức nào giữ vai trò đặt tên các cơn bão trên thế giới?

  • Cục khí tượng Nhật Bản (JMA)
  • Các Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs)
  • Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)
  • Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NOAA)
Chính xác

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) là đơn vị phụ trách chuyên môn khí tượng (thời tiết, khí hậu, thủy văn) của Liên Hợp Quốc, hiện có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.

Tổ chức này nhận định bão là mối nguy hiểm tự nhiên xảy ra trên khắp thế giới nên cần phân loại, đặt tên để phục vụ công tác cảnh báo, nghiên cứu, giúp các quốc gia ứng phó tốt với ảnh hưởng của bão.

Hiện WMO sẽ nhận đề xuất tên bão từ Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) của các nước thành viên, sau đó lập danh sách và đặt tên cho từng cơn bão. Theo quy tắc, tên bão thường dễ hiểu, ngắn gọn, dễ phát âm, dễ nhớ, phù hợp với nhiều ngôn ngữ khác nhau.  Bão sẽ không được đặt theo tên một cá nhân.

2. Ủy ban Bão quốc tế từng chấp nhận bao nhiêu tên bão do Việt Nam đề xuất?

  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
Chính xác

Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam từng đề xuất 20 tên bão lên cơ quan quốc tế, tuy nhiên, chỉ có 10 cái tên được phê duyệt gồm: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Trami, Halong và Vamco.

3. Trong trường hợp nào, một nước được phép yêu cầu hủy tên bão trong danh sách đề xuất của nước khác?

  • Khi không thích tên bão đó
  • Khi tên bão bị trùng lặp nhiều
  • Khi tên bão quá lâu không được sử dụng
  • Khi cơn bão mang tên đó gây thiệt hại nặng nề
Chính xác

Các cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho những nước thành viên sẽ được WMO cân nhắc hủy tên, nhằm tránh gợi lại đau thương. Do đó, danh sách tên bão được đề xuất bởi các nước thường không cố định, luôn có sự bổ sung.

Việt Nam từng đề xuất WMO hủy tên bão Linfa vào năm 2020 sau khi cơn bão này khiến 148 người chết và mất tích, hơn 1.000 ngôi nhà bị sập, hơn 120.000 ngôi nhà bị lụt.

Tương tự, Hàn Quốc từng đề xuất loại bỏ tên bão Saomai trong danh sách đề xuất của Việt Nam, do nước này chịu thiệt hại lớn năm 2006.

4. Tên bão Yagi đổ bộ miền Bắc vào tháng 9/2024 có nghĩa là gì?

  • Con hổ
  • Con dê
  • Con sói
  • Con rắn
Chính xác

Tên Yagi thuộc danh sách do Nhật Bản đề xuất, từng được cơ quan quốc tế đặt cho 5 cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Yagi có nghĩa là con dê hoặc chòm sao Ma Kết. Tại Việt Nam, bão Yagi đổ bộ miền Bắc vào tháng 9/2024 còn được gọi là Bão số 3.

5. Áp thấp nhiệt đới sẽ có tốc độ gió thấp hơn mức nào?

  • 94km/h
  • 84km/h
  • 74km/h
  • 64km/h
Chính xác

Theo chuẩn quốc tế, bão nhiệt đới phải có tốc độ gió lớn hơn 64km/h (hay 35knots), tức là hơn cấp 8. Nếu thấp hơn mức này sẽ gọi là áp thấp nhiệt đới.

Nếu gió mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão lớn với cuồng phong. Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão với gió mạnh hơn 240 km/giờ (hay trên 130 knot).