{keywords}
Tên lửa siêu vượt âm chống hạm 3M22 Zircon của Nga. Ảnh: Military Tech

Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đang xem xét lại các khái niệm vũ khí phòng thủ tên lửa trong không gian và vũ khí chống vệ tinh nhằm chống lại các tên lửa siêu vượt âm (tốc độ gấp ít nhất 5 lần vận tốc âm thanh) đang phát triển nhanh chóng và phổ biến. Đây là một cuộc tranh giành quyền lực lớn, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ngoài không gian.

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên vũ trụ sẽ bổ sung thêm một lớp quan trọng cho các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có và rất có thể sẽ tập trung vào việc đánh chặn tên lửa ở giai đoạn đầu. Điều này làm tăng cơ hội đánh chặn thành công so với đánh chặn giữa chặng và cuối khi tên lửa có thể thực hiện các động tác né tránh ở tốc độ siêu vượt âm.

Hệ thống phòng thủ trên không gian có thể nhắm mục tiêu vào các vệ tinh là mắt xích quan trọng trong cái gọi là chuỗi tiêu diệt của vũ khí siêu vượt âm. Chuỗi tiêu diệt này là tất cả những thứ cần thiết, con người và quy trình liên quan đến việc phóng tên lửa và dẫn đường cho chúng đến mục tiêu.

Các vệ tinh vũ trang cũng có thể tấn công vệ tinh của đối phương theo nhiều cách, như thông qua các cuộc tấn công vật lý, năng lượng định hướng hoặc vũ khí thông thường, chiến tranh điện tử, phun hóa chất hoặc thậm chí là va chạm trực tiếp.

Trong tháng 1 vừa qua, vệ tinh Thực Tiễn-21 (Shijian-21) của Trung Quốc đã sử dụng một cánh tay robot để kéo một vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) đã "chết" ra khỏi quỹ đạo bình thường của nó, đưa vào một quỹ đạo “nghĩa địa” dành cho các vệ tinh sắp hết vòng đời hoạt động.

Ngoài Thực tiễn-21, Trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong) của Trung Quốc, cơ sở tương tự Trạm Vũ trụ Quốc tế của Bắc Kinh, còn có một cánh tay robot có khả năng tương tự. Do đó, các vệ tinh được trang bị cánh tay robot cũng có thể được thiết kế để lấy các vệ tinh quân sự ra khỏi quỹ đạo, hoặc thậm chí phá hủy chúng về mặt vật lý.

Các vệ tinh quân sự có thể trang bị vũ khí để giao tranh với vệ tinh của đối phương. Mỹ có kế hoạch vào năm 2023 sẽ gắn các vũ khí năng lượng định hướng như tia laser và chùm hạt trung tính lên các vệ tinh quân sự của mình.

Các vệ tinh quân sự cũng có thể được trang bị vũ khí thông thường, với việc Nga từng bắn thành công pháo tự động đặt trên trạm vũ trụ Salyut vào năm 1975. Nga cũng đã lên kế hoạch cho một trạm vũ trụ Almaz trang bị tên lửa, nhưng ý tưởng này bị gác lại vào năm 1978.

Bản thân vệ tinh cũng có thể được sử dụng làm vũ khí chống vệ tinh thông qua va chạm trực tiếp. Các vệ tinh dân sự có thể được vũ khí hóa cho phương thức tấn công này. Điều đó cũng có khả năng biến vũ trụ thành một vùng xám hoặc miền chiến tranh hỗn hợp, trong đó sự phân biệt giữa các thực thể nhà nước, phi nhà nước và dân sự bị xóa nhòa.

Một minh chứng về khả năng tư nhân hóa chiến tranh vùng xám trong không gian có thể kể đến là vào năm ngoái, Mỹ có thể đã cố tình dàn dựng một vụ va chạm gần giữa một trong các vệ tinh Starlink SpaceX và Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đưa ra một phản đối ngoại giao chính thức, nhưng Washington không đáp lại.

Nga cũng đã có hành động tương tự vào năm 2014 khi vệ tinh Luch của họ đến gần một vệ tinh Intelsat của Mỹ một cách nguy hiểm, điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng Moscow có thể đang đánh cắp dữ liệu từ vệ tinh của Mỹ và rung tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ va chạm.

Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ 6G cho các ứng dụng quân sự và vũ khí siêu vượt âm đã làm tăng đáng kể giá trị của vệ tinh quân sự, khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn hơn. Trung Quốc được cho là đã phát triển công nghệ 6G để giải quyết vấn đề mất liên lạc ở tốc độ siêu vượt âm. Vũ khí siêu vượt âm gặp khó khăn trong việc duy trì liên lạc do khí nóng ion hóa xuất hiện trên bề mặt của chúng, ngăn chặn sóng điện từ trong quá trình bay ở tốc độ siêu vượt âm.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát triển một thiết bị laser 6G tạo ra chùm sóng điện từ liên tục trong dải terahertz, dải tần cũng được sử dụng cho công nghệ 6G. Các cuộc thử nghiệm trên mặt đất đã cho thấy thiết bị này có thể xuyên qua lớp plasma bao quanh vũ khí siêu vượt âm.

Công nghệ như vậy có thể được tích hợp trong các vệ tinh quân sự để cung cấp thông tin liên lạc đáng tin cậy và chuyển tiếp dữ liệu nhắm mục tiêu tới vũ khí siêu vượt âm. Năm ngoái, Trung Quốc đã phóng vệ tinh 6G đầu tiên trên thế giới với công nghệ terahertz, trong khi công ty SpaceX của Mỹ công bố kế hoạch nâng cấp vệ tinh Starlink với kết nối laser.

Cả hai khái niệm này có thể sớm được điều chỉnh cho các ứng dụng quân sự, đặc biệt là đối với vũ khí siêu vượt âm.

>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên VietNamNet 

Theo Báo Tin tức

Triều Tiên xác nhận thử tên lửa đạn đạo 'sát thủ'

Triều Tiên xác nhận thử tên lửa đạn đạo 'sát thủ'

Triều Tiên xác nhận vừa cho thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12, đánh dấu vụ phóng đầu tiên đối với loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, kích cỡ như vậy kể từ năm 2017.