Sóng biển không nhất quán như thủy triều và vì thế nảy sinh một vấn đề đặc biệt liên quan đến việc tương xứng giữa cung và cầu. Đây là một trong những lý do chính giải thích tại sao năng lượng sóng cho đến nay vẫn chỉ giới hạn ở các chương trình quy mô nhỏ, chưa có một nhà máy thương mại quy mô lớn nào hoạt động.

{keywords}

Thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Để có thể đi vào khai thác nguồn năng lượng sạch này, Tiến sĩ Dư Văn Toán (Viện nghiên cứu biển và hải đảo) cùng các cộng sự đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, đánh giá các phương án khả thi nhất. Đồng thời, ông cũng đã đưa ra một số kiến nghị về những giải pháp phù hợp.

Giải pháp về thị trường

Rào cản lớn nhất hiện nay đối với điện sóng ở Việt Nam nói chung và điện sóng biển nói riêng đó là giá thành điện sóng còn cao do vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, dẫn tới giá bán điện sóng biển cũng cao. Vì vậy, hiện nay điện sóng biển chưa cạnh tranh về mặt kinh tế được với các ngành điện khác như thủy điện, nhiệt điện nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Để phát triển điện sóng biển, tạo điều kiện cho điện sóng biển cạnh tranh được với những nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện thì cần phải hạch toán đầy đủ các chi phí để đưa vào giá thành của các nguồn điện này. Giá thành thủy điện hiện nay còn rẻ vì chưa tính đến tiền đất chiếm dụng lòng hồ, tiền phá rừng để làm hồ chứa, chi phí phát sinh về xã hội do phải tái định cư…

Còn giá thành của nhiệt điện cũng thấp hơn điện gió do chưa tính đến các chi phí do ô nhiễm môi trường (phát thải khí thải độc hại như CO2, SO2, NOx…), chi phí về y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm. Khi tính toán đầy đủ cả các chi phí trên thì giá thành của thủy điện và nhiệt điện sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho điện sóng có thể cạnh tranh về giá đối với các nguồn điện này.

Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

Trong vài năm gần đây, điện sóng biển mới được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên do nhu cầu tăng nhanh kết hợp với tiềm năng lớn nên tốc độ phát triển điện sóng biển tăng nhanh ở nhiều nước như Anh, Đan Mạch, Trung Quốc, Bỉ, Đức…Vì vậy, công nghệ khai thác năng lượng sóng trên biển cũng không ngừng phát triển. Ở Việt Nam hiện mới chỉ có các công trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác sử dụng năng lượng sóng biển trên lý thuyết, chứ chưa có một công trình cụ thể nào.

Nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo nhưng cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và chính xác rằng tiềm năng đó là bao nhiêu, khả năng khai thác và sử dụng đến mức độ nào.

Chính vì vậy cần tăng cường đầu tư cho những nghiên cứu cơ bản về năng lượng tái tạo để có số liệu đầy đủ, hệ thống và tin cậy về tiềm năng khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo cho phát điện cho từng vùng, miền ở Việt Nam

Ngoài ra, cần thành lập trạm quan trắc đo các thông số kỹ thuật về sóng biển (ven bờ, ngoài khơi) như tốc độ, mật độ…. Bộ số liệu về sóng biển cấp quốc gia tại Việt Nam hiện nay là chưa có, cần nghiên cứu về định hướng trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, và giao cơ quan chủ trì thực hiện đo sóng và công bố bộ số liệu về gió hàng năm phục vụ việc khai thác và sử dụng năng lượng sóng biển hiệu quả nhất.

Giải pháp cơ chế, chính sách

Năng lượng tái tạo đang dần chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống năng lượng của nước ta, mặt khác với tính đa dạng và phân tán, chưa có chính sách cụ thể, chưa có cơ quan chuyên trách quản lý phát triển, nên năng lượng tái tạo ở nước ta thời gian qua phát triển chậm.

Gần như tất cả các nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển đều đã có chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời, phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh, giá cả hợp lý cho các loại năng lượng.

Cụ thể, cần đưa ra các mốc thời gian cho từng bước, từng giai đoạn và đề xuất các đơn vị tham gia xây dựng đề án khả thi. Nên ưu tiên mô hình nguồn điện tập trung có lưới tải và phân phối điện mini 220V-50Hz. 

Đề cập về các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên năng lượng sóng biển, Tiến sĩ Dư Văn Toán cũng nhận định, cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng dưới dạng ngắn gọn, dễ hiểu, để cung cấp rộng rãi cho người có nhu cầu.

Điệp Lưu

Tối ưu điều hòa nhiệt độ để tiết kiệm điện năng tiêu thụ

Tối ưu điều hòa nhiệt độ để tiết kiệm điện năng tiêu thụ

Điều hòa nhiệt độ vẫn không có nhiều cải tiến về mặt hiệu suất so với thời điểm được phát minh ra cách đây cả trăm năm trước, đặt ra yêu cầu cấp bách cho các nước trước sự biến đổi khí hậu mau chóng như hiện nay.