Loại đất nào không sử dụng sẽ bị thu hồi?
Theo điểm h và điểm i Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 thì có 04 trường hợp đất không sử dụng sẽ bị thu hồi, cụ thể:
TT |
Trường hợp |
Thời gian không sử dụng |
|
1 |
- Đất trồng cây hàng năm. |
- Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục. |
|
2 |
- Đất trồng cây lâu năm. |
- Không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục. |
|
3 |
- Đất trồng rừng. |
- Không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục. |
|
4 |
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư. |
- Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; - Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; - Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng. |
|
Lưu ý:
1. Đất trồng cây hàng năm gồm các loại:
+ Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương);
+ Đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
2. Trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất gồm:
- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đất trồng cây lâu năm, đất dự án không sử dụng trong thời hạn theo quy định sẽ bị thu hồi. (Ảnh minh họa) |
Những trường hợp bị thu hồi đất năm 2019
Hiện nay, Nhà nước được thu hồi đất của người dân trong một số trường hợp nhất định. Vậy khi nào Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người dân? Pháp luật có quy định rõ về những trường hợp bị thu hồi đất?
Dưới đây quy định thu hồi đất theo pháp luật hiện hành:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Theo Điều 61 Luật Đất đai 2013 Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh khi:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý
Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong một số trường hợp sau:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất như thu hồi để xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới…
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định 09 hành vi vi phạm pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể:
- Sử dụng đất không đúng mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng (chuyển nhượng, chuyển đổi…) mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như không nộp tiền sử dụng đất, không nộp thuế… và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục (ví dụ như lúa, ngô...); đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật
Ngoài 03 nhóm trường hợp trên, pháp luật còn quy định Nhà nước sẽ thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Cụ thể:
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
- Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người…
Trên đây là 04 trường hợp bị thu hồi đất theo quy định. Khi Nhà nước thu hồi hồi đất thì sẽ ban hành quyết định thu hồi đất; người sử dụng đất có nghĩa vụ tuân thủ quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
(Nguồn tham khảo: Luatvietnam.vn)
Bộ TN-MT chỉ đạo nóng sau cú sốc thu hồi sổ đỏ chung cư Mường Thanh
- Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN-MT) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước yêu cầu kiểm tra việc thu hồi Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp.