Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể chia làm các mức độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng. Các thể: thể thấp còi, thể nhẹ cân, thể teo đét, thể phù và thể hỗn hợp.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Các mẹ để ý bé bị chậm phát triển chiều cao so với bạn bè, chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó bé nhà bạn đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo.
Các mẹ có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn sau để theo dõi chiều cao của bé:
2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Biểu hiện ở giai đoạn này là bé có cân nặng thấp hơn so với cân nặng chuẩn 20%.
Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn trung bình của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO:
Khi trẻ bị loại suy dinh dưỡng này, biểu hiện sẽ là biếng ăn, ăn ít, vẻ ngoài gầy gò do khó hấp thu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có trường hợp mẹ chăm chút nhưng vẫn không tăng cân đều được. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé kém, không hiệu quả, có thể do trước đây tập ăn dặm sớm, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này, hay do bé bị bệnh,nhiễm giun...
3. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể teo
Khi đã ở thể này tức là các bé trông đã rất gầy, bé chỉ đạt 60% so với cân nặng tiêu chuẩn. Cơ thể mất nước, gầy gò, ốm yếu, da bọc xương nhăn nheo như người già.
Đứng trước tình trạng này sẽ làm bé đuối sức, hay bị nhiễm bệnh, thường xuyên quấy khóc và bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do bé bị thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, hoặc do điều kiện gia đình, mẹ ít sữa hoặc chế độ ăn uống không phù hợp.
Để có thể phục hồi được trong giai đoạn này, bé cần một chế độ chăm sóc đặc biệt, kỹ lưỡng, và cần điều trị tại bệnh biên.
4. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù
Một số trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Cụ thể là bị sưng phù toàn thân, da trắng bệch, cơ mềm, cân nặng chỉ đạt khoảng 60-80% so với tiêu chuẩn. Tóc bị thưa, mềm, dễ gãy, ăn ít, bụng bị chướng to. Trên da có biểu hiện xuất hiện những đốm nhỏ đỏ li ti khắp cơ thể, dần bị đổi màu và bong tróc, gỉ nước, dễ dàng bị nhiễm trùng và lở loét.
Nguyên nhân khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là do không được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bị thừa tinh bột và thiếu protein cùng các chất khoáng, vitamin trầm trọng.
5. Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng hỗn hợp
Ở giai đoạn này, trẻ chỉ đạt mức cân nặng 60%, tuy bị teo cơ nhưng có thể có biểu hiện phù, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chân tay teo cơ, bụng bị phình to. Hay có thể trẻ trước đây đã thuộc diện bị suy dinh dưỡng thể phù, được điều trị nhưng chưa dứt điểm.
Biểu hiện chung của các trường hợp suy dinh dưỡng trẻ em đều gây suy yếu sức khỏe ở trẻ, suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, thiếu máu, xanh xao.
Trên đây là các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện mẹ cần biết để có thể dễ dàng phát hiện bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nào, giúp các mẹ có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé.
5 nguyên tắc nấu ăn giúp bé suy dinh dưỡng mau tăng cân mẹ nên biết
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh còn khiến cho các bé bị tiêu chảy, bệnh lý hô hấp kéo dài dẫn đến trẻ ăn uống kém, tinh thần và thể chất bị suy giảm.
Những điều cần biết về suy dinh dưỡng ở người lớn
Đây là một trong số những vấn đề mà người dân Việt Nam mình chưa biết về suy dinh dưỡng ở người lớn.
Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
Các mẹ cần lên thực đơn đầy đủ chất cho bé lười ăn suy dinh dưỡng để bé cảm thấy hứng thú khi ăn giúp tăng cân nhanh chóng.
5 món cháo ngon dành cho trẻ suy dinh dưỡng giúp bé tăng cân đều đều
Trẻ bình thường đã cầu kỳ trong bữa ăn thì trẻ bị suy dinh dưỡng các mẹ còn đau đầu hơn nhiều khi mà nấu sao cho bé vừa miệng, mà bé lại phải ăn đủ các chất chỉ trong một bữa ăn.
Thanh Thương(tổng hợp)