Con số này sẽ vượt qua dân số thế giới vào thời điểm đó và tăng 113% so với 4,2 tỷ thiết bị dự kiến sẽ được sử dụng vào cuối năm 2020. Mặc dù vậy, việc kiếm tiền từ chính các ứng dụng trợ lý giọng nói vẫn là một thách thức đối với các nhà cung cấp.

{keywords}
Các thiết bị hỗ trợ giọng nói được sử dụng tăng gấp đôi vào năm 2024

Nghiên cứu về thị trường trợ lý giọng nói trong giai đoạn 2020-2024 đã phát hiện ra rằng, trợ lý giọng nói được tích hợp trên ô tô và những thứ kết nối với TV sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chủ yếu nhờ vào khả năng sử dụng trợ lý giọng nói thông qua các thiết bị ngoại vi thay vì phải bổ sung thêm phần cứng mới. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Mặc dù có sự tăng nhanh về các loại thiết bị trợ lý giọng nói khác nhau nhưng Juniper Research hy vọng rằng điện thoại thông minh sẽ tiếp tục thống trị lĩnh vực này. Các thiết bị khác sẽ được sử dụng tương đối ở nhiều thị trường. Mặc dù có dân số nhiều hơn gấp đôi dân số Bắc Mỹ nhưng số lượng thiết bị trợ lý giọng nói ở châu Âu sẽ chỉ vượt Bắc Mỹ vào năm 2022 và sau đó chỉ nhỉnh hơn một ít do có ít thiết bị được tung ra thị trường.

Nghiên cứu lưu ý rằng, trong khi một số nhà cung cấp ứng dụng trợ lý giọng nói đang hướng đến năng suất và sử dụng trong văn phòng, đây sẽ là một thị trường tương đối nhỏ. Ít hơn 354 triệu máy tính cá nhân (PC) sẽ có trợ lý giọng nói, đặc biệt là sau khi Microsoft hoàn thiện ứng dụng trợ lý ảo thông minh Cortana. Juniper Research khuyến nghị các công ty trợ lý giọng nói nhắm vào thị trường PC như một phần của hệ sinh thái thiết bị mở rộng và quản lý dữ liệu với sự tự động hóa nhiều hơn cho ứng dụng trợ lý giọng nói của người tiêu dùng.

Phan Văn Hòa (theo Lightreading)