- Một cái chết kịch tính của những nhân vật tự do, đối lập tại Nga luôn là đề tài mà giới truyền thông phương Tây quan tâm.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Ông Boris Nemtsov

Đối với phương Tây, chẳng có gì dễ dàng và hiển nhiên hơn khi đổ lỗi cho nhà cầm quyền ở Moscow về những bi kịch đó, nhất là với những chính quyền có xu hướng đối đầu với phương Tây. 

Sự ra đi của Boris Nemtsov, cựu Phó Thủ tướng Nga, vào tuần qua cũng gợi lại những gì mờ ám đã từng xảy ra với các nhà bất đồng chính kiến một thời.  

Các câu chuyện tràn ngập mặt báo đăng tải sau sự biến này đều xoáy vào Tổng thống Nga Vladmir Putin, người mà ông Nemtsov chỉ trích nặng nề khi còn sống. Những tiêu đề đó lập tức hút mắt độc giả, cũng như (vô tình hoặc cố ý) hướng sự nghi ngờ vào một bên được cho là có liên quan nhất tới nạn nhân vụ ám sát. 

Vào những năm 1990, nhiều người dân Nga kỳ vọng vào một lớp lãnh đạo, trong đó có Boris Nemtsov, truyền cảm hứng về dân chủ theo kiểu Mỹ, với những viễn cảnh Moscow có thể là bạn của Washington.  

Nhưng rồi cũng không ít người vỡ mộng với tình bạn bất khả thi này, trong đó có cựu Tổng thống Boris Yeltsin. Và Yeltsin chọn Putin làm người kế nhiệm. Boris Nemtsov, người từng được cho là ứng cử viên sáng giá cho Kremlin, chuyển sang lãnh đạo phe đối lập. 

Nhà bình luận Dmitry Babich cho rằng nếu những người như Nemtsov chết đi, thì Putin mới là người bất lợi nhất. 

Thứ nhất, những nhà bất đồng chính kiến thực tế lại rất cần cho kiểu lãnh đạo của Putin. Bởi ông Putin cần những người đó để duy trì một nền dân chủ.  

Nhà báo Aleksandra Nerozina tại London, người từng có quan hệ khá gần gũi với nhà tài phiệt Berezovsky, nhận định: “Đừng quên Putin là ai. Nếu ông ấy muốn tống khứ ai, ông ấy có rất nhiều cách để làm việc này mà không cần phải phô trương trước bàn dân thiên hạ theo kiểu lố bịch thế”.  

Berezovky nhiều lần nói rằng “Kremlin sẽ chẳng bao giờ tiêu diệt hay sát hại tôi”, vì “Putin cần tôi. Ông ấy cần sự đối lập đó. Ông ấy cần ai đó ở phe bên kia để phương Tây coi đó là phe đối lập”.   

Thứ hai, Babich cho rằng Nemtsov hầu như khó có thể coi là một chính trị gia thành công khi mà ông không nhận được nhiều lá phiếu từ công chúng trong các cuộc bầu cử suốt 10 năm qua. 

Hơn 80% người dân Nga đang ủng hộ Putin, bất chấp trừng phạt nặng nề của phương Tây và hoàn cảnh khá chật vật trong nước, vậy nên một nhân vật dù hấp dẫn nhưng ít tác động như Nemtsov không thể coi là mối đe dọa cho Kremlin. 

Thứ ba, ông Nemtsov bị ám sát trong một bối cảnh có thể dẫn đến những tình huống rất phức tạp cho Moscow.  

Các thuyết âm mưu giả định rằng cái chết của Nemtsov có bàn tay của phương Tây, và rằng một ‘nạn nhân hiến tế’ có thể gây bất ổn cho chính quyền Putin, tạo ra một cuộc cách mạng kiểu Maidan ở Moscow (như đã từng xảy ra ở Kiev năm ngoái).  

Viễn cảnh này không phải quá xa xôi, nhưng không dễ xảy ra trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang là chất keo gắn kết đa số người Nga.  

Nhà bình luận Babich kết luận rằng ‘vụ ám sát dã man Boris Nemtsov thực sự là một thảm kịch rất lớn’, và vấn đề lớn nhất là ở cách mà báo chí phương Tây phản ánh về sự việc, còn bản thân ông ‘không thấy có bất kỳ thay đổi nào lớn trong nền chính trị Nga’.  

Lê Thu