Đa số người Trung Quốc đều không biết về môn bật nhún trên bạt lò xo cho tới khi He Wenna giành được huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh năm 2008.
TIN BÀI KHÁC:
Sự kiện He Wenna giành huy chương vàng Olympic môn bật nhún trên bạt lò xo năm 2008 đã thu hút hàng trăm đứa trẻ tham gia các khóa huấn luyện chuyên nghiệp tại các trường thể thao trong nước.
Tỉnh Phúc Kiến, quên hương của He đã mở một cơ sở đào tạo môn thể thao này và được Cục quản lý thể thao nhà nước công nhận là trung tâm đào tạo cấp quốc gia.
Một huấn luyện viên đang dạy một vận động viên nhí tại trường thể thao thành phố Phúc Châu, Phúc Kiến.
Thành phố Phúc Châu đã cố gắng hết sức để tìm kiếm những đứa trẻ phù hợp với môn thể thao này. Thể chất và ngoại hình là hai yếu tố không thể thiếu. "Chúng tôi thích những đứa trẻ tới từ các gia đình nghèo khó. Chúng sẽ tập luyện chăm chỉ hơn trong điều kiện huấn luyện khắc nghiệt," một huấn luyện viên cho biết. Có khoảng 30 đứa trẻ từ 5-16 tuổi đang được đào tạo theo môn bật nhún trên lò xo tại ngôi trường này. Hầu hết chúng đều tới từ những gia đình bình thường.
Một vận động viên nhí đang tập bật nhún trên bạt lò xo.
Từ những năm 1960, các huấn luyện thể thao đã đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo nghiêm khắc. Và phong cách này vẫn được giữ tới bây giờ. Những đứa trẻ phải mất khoảng 10 năm để tập luyện thành thục các kỹ năng.
Một bé gái đang cố gắng giơ tay lên cao. Để cánh tay được khỏe hơn, cô bé phải làm đi làm lại như vậy mỗi ngày.
Các huấn luyện viên là người gần gũi nhất và cũng là người khắc nghiệt nhất đối với bọn trẻ. Những huấn luyện này cũng từng có tuổi thơ như các học sinh của mình.
Một huấn luyện viên nữ giúp một cậu bé gập lưng.
Phòng tập huyên náo với những tiếng quát mắng, khóc lóc và cả những tiếng cười.
Một bé gái bật khóc ngay trong phòng tập.
Hai vận động viên nhí đang chơi trên bạt lò xo.
Nhà trường cấp cho mỗi học sinh 25 NDT (3,92 USD) hỗ trợ ăn uống mỗi ngày. Bọn trẻ có thể uống sữa vào buổi sáng và ăn sữa chua vào buổi tối. Nhưng những món chính trong bữa ăn ít khi thay đổi. Một vài bé gái thậm chí còn phải ăn kiêng để giữ dáng.
Một cậu bé đang lấy phần ăn sáng của mình.
Bọn trẻ sẽ học vào mỗi buổi sáng và tập luyện vào buổi chiều. Chúng có thời gian nghỉ ngơi bắt buộc sau bữa trưa để có sức tập luyện trong buổi chiều. Tuy nhiên, rất khó để những đứa trẻ này chìm vào giấc ngủ.
Một vài cậu bé chơi bài trong giờ nghỉ.
Một cậu bé bắt chước lực sĩ khoe cơ bắp.
Trong trường, số học sinh nam chỉ chiếm 1/3 tổng số học sinh. Yu Junxuan và Yu Junxian là hai anh em sinh đôi 8 tuổi. Chúng được chọn từ huyện Fuqing vào năm 2011 tới trường thể thao.
Hai anh em gọi điện cho bố mẹ tại ký túc xá.
Ông nội của cô bé 5 tuổi này là thế hệ huấn luyện viên đầu tiên của môn bật nhún trên bạt lò xo tại Trung Quốc vào những năm 1990. Cô bé bắt đầu cuộc sống trên chiếc bạt lò xo từ lúc biết bước.
Chi Mengting, 11 tuổi, là một vận động viên nhí nổi bật tại trường. Chi phát hiện ra rằng trọng lượng cơ thể là một vấn đề lớn để duy trì tập luyện bình thường. Đây là những thay đổi diễn ra đối với tất cả những đứa trẻ dậy thì. Chi sẽ phải nỗ lực rất lớn để vượt qua khó khăn này.
Chi cảm thấy thất vọng sau khi huấn luyện viên phàn nàn về lỗi của mình.
Đôi tay cũng những đúa trẻ này đã bị chai sạn và đôi chân của chúng cũng nhăn nheo vì quá trình tập luyện lâu dài trên bạt lò xo. Một huấn luyện viên cho biết họ đã mang nhiều di chứng sau khi trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp trong tương lai.
Huấn luyện viên giúp học sinh của mình điều trị vết thương.
Giải vô địch cấp tỉnh hàng năm và các đại hội thể thao diễn ra 4 năm một lần là dịp để các vận động viên nhí thể hiện khả năng của mình.
Những đứa trẻ dược đào tạo bài bản.
Một vài đứa trẻ ngồi ngoài hành lang lớp học.
Thời gian yêu thích nhất trong một ngày chính là 15 phút sau bữa ăn tối. Các vận động viên nhí có thể mua chút quà vặt và xem TV một lúc trong căng-tin.
Tuổi thơ của các vận động viên nhí đều ở phòng tập nhún bật trên bạt lò xo. Đó là cách duy nhất để chúng tham gia đội tuyển của tỉnh và sau đó là đội tuyển quốc gia. Và chỉ có những người thực sự xuất sắc mới đi tới cuối con đường. Hầu hết những người khác đều rời bỏ tập luyện sau một vài năm.
Sầm Hoa (Theo Beijingshots)