- Trường bắn tại Trung tâm Nhổn được xây dựng từ năm 2003 hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong điều kiện tập luyện thiếu thốn và vô cùng lạc hậu, nhưng bắn súng Việt Nam vẫn sản sinh ra nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh.

{keywords}

Đến thời điểm này, các xạ thủ của Việt Nam vẫn phải tập với bia giấy (bia cơ) đã lạc hậu. Một trường bắn dùng bia giấy như ở Nhổn giờ là “của hiếm” ngay cả ở khu vực Đông Nam Á, bởi như Lào cũng đã đầu tư xây dựng trường bắn bia điện tử cách đây khá lâu.

{keywords}

Những tấm bia giấy này sẽ dính nhiều viên đạn rồi mới được thay

{keywords}

Những dụng cụ, thiết bị thô sơ đến khó tin

{keywords}

Thiết bị ròng rọc này có từ hơn chục năm nay

{keywords}

Bình nước để chung với khu vực bình chữa cháy.

{keywords}

HLV Nguyễn Thị Nhung thừa nhận, việc không được tập luyện với bia điện tử khiến các xạ thủ gặp rất nhiều khó khăn khi cần phải có thời gian để làm quen trước các giải đấu. Thường các giải quan trọng, các xạ thủ được đi tập huấn ngắn ngày vì kinh phí hạn hẹp.

{keywords}

Trường bắn có phong cảnh rất đẹp, nhưng lại lạc hậu gần như nhất khu vực

{keywords}

Các xạ thủ cũng rất thiếu đạn để bắn. Thường thì mỗi ngày các xạ thủ hàng đầu như Xuân Vinh chỉ được bắn khoảng trên dưới 100 viên đạn, còn các VĐV khác thì bắn cầm chừng và chủ yếu tập bằng đạn loại 2, loại 3 cho rẻ tiền.

{keywords}

Những câu chuyện vượt khó của các xạ thủ Việt Nam ít được nhiều người biết đến và bản thân họ cũng mong muốn được “lên đời” giống như đồng nghiệp các nước, nhưng vẫn chỉ là niềm mong mỏi.

{keywords}

Đây là những viên đạn đã làm nên một người hùng Hoàng Xuân Vinh

{keywords}

Một khẩu hiệu trong trường bắn. Trong hoàn cảnh không có trường bắn hiện đại, thiếu súng đạn, nhưng bắn súng Việt Nam vẫn luôn đứng đầu khu vực và vừa lập kỳ tích tại Thế vận hội 2016 với tấm HCV, lập kỷ lục mới, cùng với đó là tấm HCB. Tất cả đều do công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Hy vọng là sau thành công này sẽ tạo nên cú hích để không chỉ trường bắn Nhổn được đầu tư, mà các môn trọng điểm khác của thể thao Việt Nam cũng được quan tâm.

Bài và ảnh: Song Ngư