Để phục vụ các chuyến bay đường dài được tốt hơn, các hãng hàng không đã không ngừng nâng cao các tiêu chuẩn về sự sang trọng và thoải mái tới các vị ‘thượng đế’ của mình.

{keywords}    Dòng máy bay chở khách thân rộng Airbus A350-1000 XWB (Ảnh Andreas Zeitler)

Trên các chuyến bay, hành khách được tận hưởng những giây phút thư giãn trên những chiếc giường hạng sang ở khoang thương gia hay những chiếc ghế khá đầy đủ tiện nghi trên hạng phổ thông. Tuy nhiên bạn chắc hắn phải ngạc nhiên khi nhìn thấy không gian ngủ nghỉ của phi hành đoàn trên những chuyến bay dài.

{keywords}Khoang thương gia trên Airbus A350-900 XWB của Hãng hàng không Scandinavian (Ảnh Thomas Pallini)

Ẩn sau không gian rộng rãi là những khoang rất nhỏ, nơi các tiếp viên hay phi công nghỉ ngơi hay chợp mắt, nhất là trong các chuyến bay đường dài.

{keywords}

Lối đi lên khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn trên máy bay Airbus A350-900 XWB (Ảnh Thomas Pallini)

 

Tùy vào từng loại máy bay mà khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn được đặt ở vị trí khác nhau. Đây là khu vực mà hành khách không được phép vào, và ngay cả lối đi vào của những khoang này cũng được giấu khá kín đáo để tránh tầm mắt những vị khách tò mò.

Thông thường nơi nghỉ của tiếp viên thường nằm ở đuôi máy bay, trong khi các phi công nghỉ ngơi ở căn phòng phía trước thân máy bay, ngay trên khoang hạng nhất.

Lối lên khoang tiếp viên là một bậc thang bí mật phía sau một cánh cửa. Cần có mật mã để có thể mở được cánh của này.

Cần có mật mã để có thể mở được cánh của này. (Ảnh Thomas Pallini)

Sau khi đi lên cầu thang là những phòng ngủ trông khá chật chội không cửa sổ với khoảng 6 giường được bố trí theo dạng giường tầng và được ngăn bằng những tấm rèm dày để hạn chế tiếng ồn cũng như có một không gian riêng tư.

{keywords}

Khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn trên máy bay Airbus A350-900 XWB. (Ảnh Thomas Pallini)

Chỗ ngủ của tiếp viên như những "kén ngủ", khá nhỏ và có phần ngột ngạt

Mỗi giường được chuẩn bị sẵn một bộ chăn gối và đai an toàn. Ngoài ra cũng được trang bị thêm đèn đọc sách, giá treo đồ cũng như một số không gian lưu trữ cá nhân.

Chúng ta cũng không thấy bất kỳ một thiết bị giải trí nào trong buồng nghỉ của tiếp viên bởi các hãng hàng không mốn nhân viên của mình tập trung nghỉ ngơi để đảm bảo sức khoẻ cho một chuyến bay dài.

Tiếp viên cũng có thể liên lạc với các thành viên phi hành đoàn khác bằng hệ thống liên lạc nội bộ được đặt trong khu vực nghỉ ngơi.

{keywords}
Hệ thống liên lạc nội bộ được đặt trong khu vực nghỉ ngơi.

Ngoài ra, phi công còn có khu vực nghỉ ngơi riêng ngay sau buồng lái. Chỗ ngủ của họ thường được so sánh với loại "kén ngủ" của Nhật Bản

{keywords}

Khu vực nghỉ ngơi của phi công trên máy bay Boeing 787 Dreamliner.

Những chiếc giường được phân chia bởi các tấm chắn. (Ảnh Benjamin Zhang)

Nếu hành khách cảm thấy mệt mỏi sau một chuyến bay dài thì các phi công còn căng thẳng gấp nhiều lần. Những chuyến bay đường dài sẽ không thể thực hiện được nếu không có các khu vực nghỉ ngơi dành cho phi hành đoàn.

Các chuyến bay siêu dài như chặng bay giữa Singapore và Mỹ có thể kéo dài hơn 18 tiếng, điều này bắt buộc cả phi công và tiếp viên phải thay ca nhau để phục vụ hành khách.

Phi công và tiếp viên cần được nghỉ ngơi giữa những chặng bay dài.

Với những người sợ không gian chật hẹp chắc chắn phải cân nhắc tới khu vực nghỉ ngơi của tiếp viên nếu đang có ý  định theo đuổi nghề tiếp viên hàng không trên những chuyến bay đường dài.

{keywords}
Một tiếp viên hàng không quốc tế. Ảnh Dmitry Birin

Tuấn Anh (Theo Business Insider)