Đây là lời cảnh báo đầy sức nặng với tình trạng rao bán, kinh doanh bất động sản tràn lan khi chưa đủ điều kiện ở Bình Thuận thời gian qua.
Qua kết quả rà soát, thống kê giữa các sở ngành, Bình Thuận hiện có 42 dự án du lịch nghỉ dưỡng có kết hợp kinh doanh bất động sản. Trong đó, nhiều nhất là Phan Thiết với 22 dự án.
Cũng theo ông Dũng, trong 14 doanh nghiệp mà tỉnh Bình Thuận đã thông báo chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản, vừa qua cũng đã có một số dự án được cấp phép xây dựng rồi. Tới đây, nếu có dự án nào đủ điều kiện thì tỉnh sẽ thông tin thêm.
Khi được hỏi làm thế nào kiểm soát tình trạng rao bán rầm rộ trên mạng các dự án chưa đủ điều kiện, ông Dũng cho hay: Hiện Bình Thuận chưa có chế tài xử lý việc đặt chỗ, giữ chỗ mua dự án. Đó cũng là cái vướng chung của toàn quốc hiện nay chứ không chỉ riêng gì Bình Thuận. Tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận sẽ có giải pháp xử lý chứ không thể buông lỏng được.
“ Mặt khác, Bình Thuận đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để những nhà đầu tư có năng lực, tiềm lực thực sự có điều kiện được đầu tư tốt nhất”, ông Dũng cho biết thêm.
Công Hưng
Vẻ hoang tàn khó tin ở "thiên đường nghỉ dưỡng" của Bình Thuận
Sau Mũi Né, Mũi Kê Gà từng được kỳ vọng sẽ trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng thứ hai của Bình Thuận. Thế nhưng, số phận của hàng loạt resort nghỉ dưỡng nơi đây cũng gắn liền với sự “lỗi hẹn” của dự án cảng Kê Gà.