Đồ ăn bụi bặm, không rõ xuất xứ nguồn gốc, ngồi ăn cạnh bãi tập kết rác… là những bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra hằng ngày ở nhiều hàng quán vỉa hè, cơ sở ăn uống trên địa bàn Hà Nội.
Ăn uống vỉa hè từ lâu đã trở thành thói quen đối với nhiều người dân thành phố. Tuy nhiên, hầu hết loại hàng quán này đều có những cách kinh doanh không đảm bảo vệ sinh. Trong ảnh là các hàng bán đồ ăn vặt vào ban đêm bị đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm bởi nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Nhiều loại đồ ăn bày bán ở lề đường không được che chắn. Trong ảnh, tại phố Lê Văn Linh, món lạp xưởng nướng đá đang bị phơi bụi, xung quanh nhiều xe cộ qua lại.
Tại một quán ăn trên đường Đội Cấn (quận Ba Đình), khu vực rửa bát nhếch nhác, chậu rửa nhem nhuốc, chân tường đóng cặn đen kịt.
Chủ quán phơi đũa ra lề đường, cạnh chỗ để xe máy. Hình ảnh được ghi lại tại đoạn giao giữa các phố Hàng Lược, Hàng Cót và Phùng Hưng.
Xe vệ sinh môi trường hoạt động ngay bên một hàng ăn vẫn đang phục vụ khách.
Ở một số tuyến phố cổ tại quận Hoàn Kiếm, phần lớn hàng quán vỉa hè rửa bát đũa ở cạnh cống thoát nước để tiện đổ bỏ chất thải. Theo một người dân sinh sống tại khu vực xung quanh, hành động này dễ khiến cống bị tắc và gián tiếp tạo môi trường cho vi khuẩn, ruồi muỗi sinh sôi, bám vào đồ ăn.
Cảnh tương tự cũng xảy ra tại “thiên đường ẩm thực” dành cho sinh viên "Bách - Kinh - Xây" (khu vực gồm các trường đại học Bách khoa, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng). Không khó để bắt gặp những xe lưu động bày bán đủ loại xiên que màu sắc, cảnh ruồi muỗi thường xuyên bu đậu tại đây.
Nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng vệ sinh của những món ăn này ở đâu, như thế nào, khách không thể biết. Nhiều người vẫn tặc lưỡi mua vì tiện lợi, giá rẻ, đa dạng.
Những chiếc bánh nóng hổi được chiên qua lớp dầu ngả màu đen sậm.
Ngay dưới chân khách và người bán, la liệt giấy rác, đồ nhựa, túi bóng… bị vứt bỏ.
Một số hàng bán đồ ăn vặt bày bàn ghế phục vụ khách ngay gần địa điểm tập kết xe rác. Hình ảnh tại quán nem lụi ở đầu ngõ 135 Đội Cấn.
Bát ăn của khách được để trên miệng cống tại một hàng ăn ở phố Nguyễn Siêu (quận Hoàn Kiếm).
Một phụ nữ đang chế biến thực phẩm trên vỉa hè phố Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng). Mặc dù chị đeo găng tay và khẩu trang nhưng nơi chế biến không phải ở khu bếp riêng, vẫn gây cảm giác mất vệ sinh, đồ ăn dễ bị bụi bẩn bám vào.
Tyrone (36 tuổi, một du khách người Anh) quyết định mua món bánh chưng rán vỉa hè sau vài phút đắn đo. “Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến Hà Nội là có rất nhiều quầy đồ ăn dọc đường. Nó trông giống một vài hàng ẩm thực đường phố ở nước khác tôi từng ăn, chỉ khác là không có lớp kính chắn”, anh nói.
Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, những hành vi bị cấm trong chế biến thực phẩm bao gồm:
1. Dùng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm.
2. Dùng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn.
3. Dùng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép hoặc trong danh mục được phép nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, bị cấm.
4. Dùng động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…
Dòng chữ trên lọ thuốc giải độc trị giá 8.000 USD khiến bác sĩ trăn trởCầm trên tay 2 lọ thuốc giải độc tố Botulinum tổng trị giá 16.000 USD, tương đương khoảng 370 triệu đồng, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, suy nghĩ mãi về một chi tiết đặc biệt.