Năm 2016, chị gái tôi mua căn hộ chung cư hình thành trong tương lai tại dự án (DA) trên địa bàn quận Nam Từ Liêm với phương thức góp vốn qua một bên thứ ba - sàn giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên, sau đó DA dính vào lùm xùm vì giấy tờ, chị tôi và một số người nữa đến yêu cầu không tham gia mua nữa và đề nghị lấy lại tiền đặt cọc, nhưng lúc này chủ đầu tư phủ nhận tính pháp lý của sàn giao dịch đối với DA, nên việc đòi lại tiền rất khó khăn. Mong quý Báo chỉ rõ những thủ đoạn bán nhà trên giấy để người tiêu dùng nắm được để tránh.
(Trang Anh, Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời:
Chị Trang Anh thân mến,
Trong buổi tọa đàm “Nhà ở hình thành trong tương lai, làm gì để hạn chế rủi ro” được tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã nêu ra 4 thủ thuật lừa khách mua nhà của một số DN hiện nay.
Thủ đoạn thứ nhất, là thay đổi tên của DA. Đây là trường hợp những DA “đắp chiếu”, DA dính tai tiếng trước đây được đổi tên để xóa dấu vết nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”.
Thứ hai, thay đổi luôn cả tên chủ đầu tư. Trường hợp này cũng xảy ra với những chủ đầu tư làm ăn chụp giật, bị báo chí phản ánh, sau đó đổi cả tên DN.
Thứ ba, làm lại quy hoạch 1/500, mà quy hoạch 1/500 tăng thêm những tiện ích không có thật (tức là lừa dối về mặt thông tin đối với khách hàng). Không những vậy, có những trường hợp DN tự ý thay đổi quy hoạch 1/500. Dù cơ quan chức năng chưa phê duyệt nhưng họ đã đem bán.
Thứ tư, dùng chiêu tăng giá so với cam kết giữa các bên với nhau. Ví dụ như chủ đầu tư giao bán 300 triệu đồng/lô, nhưng đơn vị rao bán lên đến 400 - 500 triệu đồng/lô. Cuối cùng không giao hợp đồng cho khách hàng, dẫn đến tranh chấp.
Như vậy có thể nói, việc rủi ro mua nhà hình thành trong tương lai (mua nhà trên giấy) cũng thật khó dự đoán, vì việc thay tên đổi chủ hay việc phủ nhận giao dịch của bên thứ ba như trường hợp của chị gái của chị là tình huống mà người mua luôn trong thế bị động. Ngoài những thủ thuật của DN mà chuyên gia Lê Hoàng Châu chỉ ra để khách hàng nhận diện, thì việc tìm chủ đầu tư uy tín để mua nhà trên giấy là biện pháp tối ưu để tránh rủi ro.
Theo Kinh tế đô thị
Phải cấm mua bán “nhà trên giấy"!“Mua bán nhà trên giấy” đã từng để lại trái đắng cho biết bao người mua nhà, đến tận bây giờ sau bao năm dự án vẫn “đắp chiếu” còn người mua nhà “tiền mất tật mang” Hà Nội công bố thêm 9 dự án đủ điều kiện được “bán nhà trên giấy”Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố thêm 9 dự án đã được Sở có văn bản chấp thuận bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. |