Cặp anh em Lê Diệp Kiều Trang được xem là số 1 Việt Nam, điển hình của thế hệ doanh nhân thứ 2 đang lèo lái những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Lê Diệp Kiều Trang, kiều nữ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam rời Facebook
Sau khi thử sức khoảng 9 tháng tại vị trí ghế nóng bậc nhất tại Việt Nam: Giám đốc Facebook Việt Nam, kiều nữ Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) đã tuyên bố rút lui khỏi mạng xã hội lớn nhất thế giới và đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam.
Lê Diệp Kiều Trang sẽ dành thời gian cho những ý tưởng mới và gia đình.
Nữ doanh nhân xinh đẹp và giỏi giang bậc nhất Việt Nam đã trải nghiệm một vị trí cực kỳ thách thức tại Facebook đúng như những gì đã chia sẻ hồi tháng 3 trước khi bước chân vào làm việc tại mạng xã hội của Mỹ.
Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp trong nước gọi là "cô gái vàng" với thành tích học tập đáng nể, với các danh hiệu thủ khoa đầu ra vào đầu vào tại trường Lê Hồng Phong ở TP.HCM, cho đến đến các đại học danh tiếng như Oxford ở Anh và chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ở Mỹ.
Sau khi rời học viện công nghệ nổi tiếng thế giới MIT, Lê Diệp Kiều Trang đã làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới: McKinsey. Sau đó, cô gái sinh năm 1980 này đã cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Công ty này sau đó đã được bán lại cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015.
Sau một thời gian giữ vị trí CEO Fossil Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang chọn Facebook để có thể phát huy được kinh nghiệm làm việc của mình cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài để kết nối cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn.
Tuy nhiên, thách thức tại Facebook có lẽ lớn hơn những gì nữ doanh nhân xinh đẹp này đã nghĩ. Các vấn đề nội tại của Facebook (như bảo mật) và những thay đổi về chính sách trong và ngoài nước đã khiến Lê Diệp Kiều Trang bị chỉ trích khá nhiều.
Gần đây, có nhiều thông tin liên quan tới việc nhiều tài khoản Facebook tại Việt Nam bị đóng, với nhiều trong số đó liên quan tới các bài viết đụng chạm tới một số doanh nghiệp.
Thời điểm Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu 2019 có thể cũng là một áp lực đối với cô gái này.
Bà Lê Diệp Kiều Trang, CEO Facebook Việt Nam. |
Lê Diệp Kiều Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kinh doanh - bố là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông từng là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi em gái trở thành người đứng đầu Facebook Việt Nam, ông Lê Trí Thông được bổ nhiệm làm CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thay cho bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Trần Phương Bình - nguyên TGĐ, phó chủ tịch DongABank).
Ông Lê Trí Thông sẽ vừa là TGĐ (từ 21/4/2018, trong 5 năm) và vừa là Phó Chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam (chiếm 27% thị phần) và đang có tốc độ phát triển dữ dội nhờ hệ thống cửa hàng mọc lên như nấm sau khi nhận vốn ngoại đầu tư trong thời gian gần đây.
Ông Lê Trí Thông sinh năm 1979, tốt nghiệp MBA hạng ưu tại đại học Oxford và là kỹ sư công nghệ hóa học.
Trước khi gia nhập PNJ, ông Thông đã trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau tại các tập đoàn quốc tế cũng như các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Ông Trí cũng đã từng gia nhập DongABank dưới thời ông Trần Phương Bình vào năm 2008.
Đến cuối 2012, ông Thông được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc DongABank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thẻ thông minh ViNa - V.N.B.C.
Năm 2014 ông Lê Trí Thông rời DongABank về làm Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn tư vấn quản trị chiến lược The Boston Consulting Group (BCG). Ông Thông được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT Công ty PNJ nhiệm kỳ 2017-2020.
H. Tú
Bốn người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là ai?
Trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, vị trí của các nữ doanh nhân đang ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng.