Buổi sáng nọ, một tài xế xe cứu thương của bệnh viện Tâm thần được giao nhiệm vụ vận chuyển 3 bệnh nhân chuyển viện. Trên đường xe gặp sự cố, sau khi sửa xong xe thì lái xe phát hiện cả 3 bệnh nhân tâm thần đã trốn mất.
Vì lo sợ bị đuổi việc, tài xế đánh xe đến vườn hoa, nhìn thấy 3 người đàn ông lạ mặt đang tập thể dục, tài xế xuống xe dùng dùi cui điện gí vào và làm cho cả 3 người lịm đi. Sau đó, tài xế khiêng họ vứt lên xe và lái về giao người cho bệnh viện tâm thần.
Phóng viên hỏi ông A: Sau khi bị đưa vào viện, ông đã phản ứng thế nào?Vụ việc sau đó đã vỡ lở và gây chấn động dư luận xã hội. Ngay sau khi mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa, phóng viên đã đến gặp 3 đương sự để tìm hiểu thực hư diễn biến câu chuyện.
– Tôi đã tìm mọi cách để thoát thân, tôi đã chứng minh với bác sĩ tôi hoàn toàn bình thường. Tôi nói: “Tôi không phải bệnh nhân, tôi đang đi tập thể dục, tôi công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi còn nói, Việt Nam đã chính thức gia nhập TPP, Việt Nam đang xúc tiến gói tín dụng 3 tỷ USD để đảo nợ chứ không phải để chi tiêu…”.
– Bác sĩ nói: “Thằng này điên nặng rồi! Các y tá đè tôi ra, tiêm cho tôi 1 mũi vào mông, tôi bất tỉnh luôn đến ngày hôm sau”.– Vậy bác sĩ nói sao ạ?
Phóng viên quay sang hỏi ông B:
– Còn ông thì sao ạ?
– Tôi cũng như ông A, cũng tìm mọi cách chứng minh mình hoàn toàn bình thường. Tôi nói, tôi là chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao. Tôi kể tên Tổng thống Mỹ là Barack Obama, Tổng thống Nga là Vladimia Putin, tôi khẳng định Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, tôi còn nói Nhà nước Hồi Giáo IS chính là mối đe dọa trực tiếp và nguy hiểm nhất trên thế giới, sau Paris, chúng sẽ tấn công liều chết ở London, New York, Moscow, Bắc Kinh, Sydney,….Tôi mới chỉ kịp kể tên thành phố thứ 5 là Sydney thì ông bác sĩ đã nói: “Thằng này còn điên nặng hơn, tiêm!”. Kết quả tôi bị tiêm 2 mũi vào mông và bất tỉnh những 2 ngày.
– Vậy các ông làm thế nào để thoát được?
– Cả tôi và ông A đều không có cách gì thoát được. Về sau, nhờ có ông C thoát được đã đi báo công an cứu chúng tôi ra.
– Ông C nói gì mà có thể thoát được?
– Ông C không nói gì cả, bác sĩ bảo làm gì thì làm nấy, bảo ăn thì ngoan ngoãn ăn, bảo ngủ thì ngoan ngoãn ngủ, bảo tắm thì đi tắm, bảo chơi thì ngồi chơi cá ngựa. Bác sĩ cho gì còn biết nói “Cảm ơn”, bác sĩ bảo gì cũng cúi đầu “Vâng ạ”. Sau đúng 1 tháng, bác sĩ đã khám và cho ông C xuất viện, ông C liền đến ngay đồn công an trình báo sự việc, nhờ vậy chúng tôi mới được giải thoát.
– Tôi cũng vừa mới biết, ông C có kinh nghiệm thôi, ông C là bệnh nhân tâm thần ở viện khác, lúc đó ông C vừa trốn viện đang lang thang ở vườn hoa.– Ông C thông minh thật, bác có biết ông C công tác ở đâu mà có thể ứng phó tài tình đến vậy?
Bạn có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên đây? Rõ ràng hai bệnh nhân đầu không bị tâm thần, tại sao bác sĩ lại bảo tiêm thuốc cho hai ông? Trong khi đó, bác sĩ lại thả chính một người bệnh tâm thần ra ngoài sớm hơn sau 1 tháng? Chúng ta có thể nói, vị bác sĩ bệnh viện này “không có mắt” ư? Thế nhưng, ở hoàn cảnh bạn là vị bác sĩ này, tiếp xúc với ba người xa lạ mới được chuyển đến để điều trị, liệu bạn có nhìn nhầm?
Vấn đề nằm ở 3 người đàn ông kia. Hai người đầu cũng là vì muốn chứng tỏ bản thân mình, muốn thể hiện chức vị, kiến thức của mình là như thế này, thế kia, thế nhưng không đúng lúc đúng chỗ. Trong khi người thứ ba bị bệnh tâm thần, ông ấy từng có kinh nghiệm và biết cách ứng xử đúng đắn.
Vậy nên, nhiều lúc chúng ta cần bình tĩnh, lý trí khi gặp vấn đề. Không nên nóng vội hay sốt sắng quá mà đưa ra quyết định không hợp lý.
Ngoài ra, chúng ta có thể liên hệ thực tế cuộc sống rằng người khôn ngoan hay giảo hoạt quá đôi khi trái lại lại là không tốt vì có thể nhiều lúc sự khôn ngoan ấy lại làm cho người khác cảm nhận bạn là khôn khéo, giả tạo. Ngược lại, “tâm thần” đôi khi lại là hay. Tất nhiên, ở đây không có ý xấu, mà chúng ta hãy luôn sống tốt với mọi người, chân thành, có thiện ý, nhẫn nại và những điều may mắn sẽ đến với bạn.
Emily