Cũng là giải tỏa vỉa hè, lấy lại không gian cho người đi bộ, thế mà có nơi chấp nhận để lại cái cầu thang vi phạm cho cụ bà 80 tuổi bệnh tật có lối lên nhà. Có nơi lại ra tay đốn hạ không thương tiếc hàng trăm cây xanh.

Đúng là lâu nay, vỉa hè đã trở thành nơi mưu sinh không ít cư dân đô thị. Nhưng không phải ai cũng tự do chiếm vỉa hè để mưu sinh, mà tất cả đều được điều hành bởi một thứ luật không do các nhà lập pháp soạn ra - luật của những đối tượng bảo kê, những kẻ chống lưng núp bóng cơ quan công quyền. 

Như cách nói của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là có đến 87% quán bia vỉa hè ở có công an bảo kê, nhiều bãi giữ xe lấn chiếm vỉa hè có bóng dáng chủ tịch, bí thư quận, phường!  

Vì thế, khi ông Phó chủ tịch UBND Quận 1, TP.HCM cược sinh mệnh chính trị của mình để đòi lại vỉa hè cho người đi bộ là đã xác định sẵn sàng chấp nhận mọi sự va chạm. Để giành lại được một tấc đất vỉa hè ở quận trung tâm là việc không hề dễ dàng. Ông hành động không có ngoại lệ và khó khăn gì cũng làm cho bằng được.  

{keywords}

Con gái bà cụ 80 tuổi giải thích về cầu thang. Ảnh: Zing

Thế nhưng khi cần, ông cũng phải chấp nhận ngoại lệ. Như việc để lại một cầu thang vi phạm lấn chiếm vỉa hè vì đó là lối đi duy nhất lên tầng trên của gia đình có cụ bà 80 tuổi bị bệnh nặng trên đường Trần Hưng Đạo.

Hà Nội cũng đã ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Dân buôn bán vỉa hè Hà Nội có vẻ tự giác hơn trong việc chấp hành chủ trương của thành phố, nhưng rồi chính họ, đã nhanh chóng bê hàng ra vỉa hè để buôn bán ngay khi lực lượng chức năng đi qua. 

Cũng thường thôi! Bởi Hà Nội không phải là TP.HCM! Văn hóa vỉa hè của Hà Nội không phải nơi nào cũng có. Và dẫu hàng loạt bậc tam cấp ở một số tuyến phố bị đập bỏ có gây bức xúc của một số gia đình, thì cuối cùng người dân cũng phải chấp nhận, vì mình đã sai khi chiếm không gian chung làm lối đi cho gia đình mình. Dư luận vì thế cũng chẳng mấy xôn xao. 

Nhưng rồi dư luận đã không còn im lặng khi nghe tin xã Cẩm Yên ở huyện Thạch Thất, Hà Nội đã chặt hạ hơn 70 cây xanh để cho “lề đường thông thoáng”. Tham gia vào phong trào chặt cây để “đòi lại vỉa hè” của Hà Nội còn có xã Hạ Bằng cũng ở huyện này và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức. 

Nơi nào cũng có hàng chục cây xanh trồng từ 10 - 20 năm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc, bất chấp sự phản ứng của người dân.

{keywords}

Hàng cây xanh tại xã Cẩm Yên bị chặt hạ vào ngày 15/

Cũng giải tỏa vỉa hè, nhưng lại triệt hạ hàng trăm cây xanh vô tội vạ, để rồi làng quê có những đoạn đường liên thôn liên xã với vỉa hè trống trải, vô hồn. Thử hỏi cái tâm, cái tầm của những cán bộ ở các địa phương này ở đâu? 

Suy cho cùng, dù là làm việc gì, cũng phải thấu nhân tâm, chứ không chỉ đơn giản là để hoàn thành mục tiêu một cách máy móc, mà quên đi giá trị đích thực của chính sách. 

Phá tam cấp nhà hát trăm tuổi, ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi làm đúng…'

Phá tam cấp nhà hát trăm tuổi, ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi làm đúng…'

Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định việc tháo dỡ bậc tam cấp nhà hát Công Nhân đúng theo phương châm 'lấn một tấc cũng phải đập'...

Dẹp 'vỉa hè' trong công tác cán bộ

Dẹp 'vỉa hè' trong công tác cán bộ

Vỉa hè đường phố hanh thông, người dân có đường đi bộ; bổ nhiệm cán bộ đúng cách, sẽ tạo cơ hội, mở đường cho bậc hiền tài.

Hà Nội họp gấp vụ quan xã chặt cây xanh

Hà Nội họp gấp vụ quan xã chặt cây xanh

Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất nói sẽ kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong vụ chặt 70 cây xanh ở xã Cẩm Yên.

Người Hà Nội ngỡ ngàng khi quan xã chặt cây xanh chục tuổi

Người Hà Nội ngỡ ngàng khi quan xã chặt cây xanh chục tuổi

UBND xã Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội ra quân lập lại trật tự vỉa hè, và chặt luôn cả trăm cây xanh.


Huệ Anh