- Trong Hệ mặt trời ngoài thiên thể chính là Mặt trời thì còn chó nhiều hành tinh cũng như hàng ngàn thiên thể nhỏ bao quanh chúng.
Lời giải cho bí ẩn nửa thế kỷ về Mặt trời
Trái đất sẽ bị hủy diệt khi nào?
Sẽ tới ngày Trái đất bị Mặt trời nuốt chửng?
Trong Hệ mặt trời (Thái dương hệ), hầu hết các thiên thể lớn có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nằm rất gần với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi và vật thể trong vành đai Kuiper thường có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng một góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo.
Theo Wikipedia, cấu trúc tổng thể của những vùng trong Hệ mặt trời gồm bốn hành tinh vòng trong tương đối nhỏ được bao xung quanh bởi một vành đai các tiểu hành tinh đá, bốn hành tinh khí khổng lồ được bao xung quanh bởi vành đai Kuiper chứa các thiên thể băng đá. Các nhà thiên văn học đôi khi không chính thức chia cấu trúc Hệ mặt trời thành các vùng tách biệt. Hệ mặt trời bên trong bao gồm bốn hành tinh đá và vành đai tiểu hành tinh chính. Hệ mặt trời bên ngoài nằm bên ngoài vành đai tiểu hành tinh chính, bao gồm bốn hành tinh khí khổng lồ. Từ khi khám phá ra vành đai Kuiper, phần bên ngoài của Hệ mặt trời được coi là một vùng riêng biệt chứa các vật thể nằm bên ngoài Sao Hải Vương.
Theo định luật Kepler, mỗi vật thể chuyển động theo quỹ đạo hình elip với Mặt trời là một tiêu điểm. Các vật thể gần Mặt trời hơn (với bán trục lớn nhỏ hơn) sẽ chuyển động nhanh hơn, do chúng chịu nhiều ảnh hưởng của trường hấp dẫn Mặt trời hơn. Trên quỹ đạo elip, khoảng cách từ thiên thể tới Mặt trời thay đổi trong một chu kỳ quỹ đạo. Vị trí thiên thể gần nhất với Mặt trời gọi là cận điểm quỹ đạo, trong khi điểm trên quỹ đạo xa nhất so với Mặt trời gọi là viễn điểm quỹ đạo. Trong Hệ mặt trời, quỹ đạo của các hành tinh gần tròn, trong khi nhiều sao chổi, tiểu hành tinh và các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo hình elip rất dẹt.
Dù mô tả trên hình ảnh chúng ta thấy các hành tinh có vẻ gần nhau nhưng thực tế khoảng cách giữa các hành tinh là rất lớn. Đối với các hành tinh hay vành đai nằm càng xa Mặt trời, thì khoảng cách giữa quỹ đạo của chúng càng lớn. Ví dụ, Sao Kim có khoảng cách đến Mặt trời lớn hơn 0,33 đơn vị thiên văn (AU) so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt trời, trong khi của Sao Thổ cách xa 4,3 AU so với Sao Mộc, và Sao Hải Vương cách xa 10,5 AU so với Sao Thiên Vương.
Đa phần các hành tinh trong Hệ mặt trời sở hữu một hệ thứ cấp của chúng, có các vệ tinh tự nhiên hoặc vành đai hành tinh quay quanh hành tinh. Các vệ tinh này còn được gọi là Mặt trăng. Hai vệ tinh tự nhiên Ganymede của Sao Mộc và Titan của Sao Thổ còn lớn hơn cả Sao Thủy). Các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, thậm chí cả một vệ tinh của Sao Thổ còn có các vành đai hành tinh là những dải mỏng chứa các hạt vật chất nhỏ quay quanh chúng. Hầu hết các vệ tinh tự nhiên lớn nhất đều quay đồng bộ với một mặt bán cầu luôn hướng về phía hành tinh.
Những thiên thể vòng trong có thành phần chủ yếu là đá, tên gọi chung cho các hợp chất có điểm nóng chảy cao, như silicat, sắt hay nikel, tất cả vẫn duy trì ở trạng thái rắn từ khi trong giai đoạn tinh vân tiền hành tinh. Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu là khí, thuật ngữ thiên văn học cho những vật liệu có điểm nóng chảy cực thấp và áp suất hơi cao như hydro, heli, và neon, chúng luôn luôn ở pha khí trong các tinh vân.
Các chất băng đá là thành phần chủ yếu trên các Mặt trăng của các hành tinh khí khổng lồ, cũng như chiếm phần lớn trong thành phần của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (gọi là các "hành tinh băng đá khổng lồ") và trong rất nhiều các vật thể nhỏ nằm bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Tìm hiểu về chòm sao Bạch Dương trong 12 cung Hoàng đạo
Bạch Dương hay còn có tên là Dương cưu - tiếng anh là Aries (21/3 - 19/4). Đây là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.
Bộ KH-CN trực tiếp tham gia chương trình Tin học mới, đưa STEM vào giáo dục phổ thông
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 4 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức chiều ngày 25/1, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã trả lời những vấn đề đang được báo chí quan tâm.
Nhật Linh (tổng hợp)