Khi Siri ra mắt công chúng lần đầu tiên cùng với iPhone 4S vào ngày 14/10/2011, nó đã giúp Apple bỏ xa các đối thủ trong cuộc đua trợ lý ảo. Tuy nhiên, trong khi Táo khuyết không ngừng cải tiến Siri trong 7 năm tiếp theo đó, Amazon Alexa và Google Assistant vẫn được coi là hai trợ lý ảo hàng đầu hiện nay.

{keywords}
Cha đẻ Siri: Apple đang nhầm lẫn chiến lược phát triển trợ lý ảo

Norman Winarsky, người đồng sáng chế Siri tuyên bố, vấn đề nằm ở chỗ Apple đã nhầm lẫn chiến lược phát triển trợ lý ảo và đang đòi hỏi Siri làm quá nhiều việc cho quá nhiều người.

Theo ông Winarsky, trước khi Apple mua lại Siri vào ngày 8/4/2010, các nhà phát triển dự định sử dụng trợ lý ảo này chuyên cho mảng du lịch và giải trí. Ví dụ, Siri biết việc chuyến bay của bạn bị hủy vào thời điểm bạn tới sân bay và sẽ tìm một cách khác để giúp bạn tới đích vào thời điểm bạn rút điện thoại ra khỏi túi của mình. Một khi Siri đạt tới độ phát triển hoàn hảo ở lĩnh vực này, các lập trình viên mới dần dần mở rộng các tính năng của nó.

Tuy nhiên, Apple có dự định hoàn toàn khác. Siri hiện được thiết kế để giúp người dùng iOS trong mọi mặt cuộc sống của họ, từ hẹn giờ, nhắc lịch đến thu thập thông tin thời tiết hay trả lời các câu hỏi của bạn về địa danh nào đó. Trong khi Siri vẫn chật vật nâng cấp, Amazon Alexa và Google Assistant dường như không gặp vấn đề gì trong việc đáp ứng các yêu cầu từ người dùng, ở phạm vi rộng lớn hơn giới hạn khả năng của Siri.

"Đây là những vấn đề nan giải và khi bạn là một công ty có tới 1 tỉ khách hàng, vấn đề còn trở nên hóc búa hơn nữa. Họ (Apple) có thể đang tìm kiếm một mức độ hoàn hảo mà họ không thể có được", ông Winarsky nhận định. Quan điểm của "cha đẻ" Siri gợi nhắc câu thành ngữ "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết", cảnh báo việc Apple đang đòi hỏi quá mức từ Siri.

Tuấn Anh (Theo BGR)