Chiếc máy bay vận tải được cách tân, trang bị vũ khí hạng nặng (gunship) AC-130 được 'chế' lại từ chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules. Tuy vậy, đây là chiếc máy bay được cho là sở hữu hỏa công hỗ trợ chiến đấu trên mặt đất tốt nhất trên thế giới.

TIN BÀI KHÁC:

Mỹ đã từng cho 130 tấn công Việt Nam năm 1967.

130 có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, mọi thời điểm trong ngày cũng như bay bao lâu tùy ý.

Mọi vũ khí đều được đặt ở cạnh trái máy bay. AC-130 xoay vòng theo chiều ngược kim đồng hồ trước khi tập trung mọi vũ khí vào một đối tượng nào đó.

AC-130 được cho là thứ vũ khí nhằm thay đổi cục diện trên chiến trường do sức phá hủy cũng như độ chính xác của nó rất đáng kể.

AC-130 là phiên bản đời sau của C-130 Hercules, nhưng vẫn giữ lại một số đặc tính như hình dáng, kiểu bay và các tiềm lực.

Nhưng khi nhìn vào sườn trái máy bay sẽ cho thấy đây không phải là máy bay vận tải.

AC-130 có các loại súng rất lớn như khẩu Vulcan 20mm có thể khai hỏa khoảng 6000 phát mỗi phút.

Các khẩu súng lớn hơn: Súng máy Bofors 40mm.

Tại Fallujah, AC-130 lượn nhiều vòng trên không và sau đó nổ súng ở sườn trái xuống chiến trường.

Khi nó xả súng 40mm, đó quả thật là một cỗ máy chết chóc.

Ngay bên cạnh các khẩu Bofors là vũ khí mạnh nhất trên khoang: khẩu Howiter 105m.

Sau mỗi loạt đạn là súng cần được nạp thêm. Một tổ đội có thể duy trì 3 loạt đạn mỗi phút, nhưng đội nào xuất sắc có thể lên tới 10 loạt.

Mỗi đội bay có 13 người, giữ các vị trí khác nhau như phi công, thiện xạ hay kiểm soát hỏa lực.

Các thiết bị điện tử giúp họ nhìn trong bóng đêm và mang lại bức tranh rõ ràng về không gian trên chiến trường.

Các xạ thủ nhìn vào màn hình máy tính và có thể theo dõi mục tiêu dễ dàng, các hình ảnh được quét nhờ mức độ tỏa nhiệt.

Các cảm biến tinh vi cho phép họ có nhận diện của đối phương trước khi nổ súng.

Khi súng khai hỏa, nó cũng đồng thời 'chiếu sáng' vào vị trí của đối phương.

Tuy nhiên, AC-130 bay rất chậm, tốc độ chỉ đạt 300m/h với độ cao là hơn 9.000m.

Đó là lý do tại sao AC-130 ít khi tác chiến dài vào ban ngày, đặc biệt là sau khi một chiếc đã bị hạ trong thời Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Nhưng khi 'cắm chốt' trên bầu trời Fallujah, rõ ràng là một chiếc AC-130 đóng vai trò rất then chốt. Một phóng viên theo sát Thủy binh lục chiến tại đây từng nói rằng: "Đó là không lực thật sự kéo cán cân sang hướng nhóm Thủy binh lục chiến".

  • Lê Thu (theo BI)