Là một kỹ nữ tài sắc vẹn toàn, lừng danh khắp Hà Thành và Trung Kỳ, cô Đốc Sao đã làm sụp đổ biết bao nhiêu gia tài của khách làng chơi sang trọng...
TIN BÀI KHÁC
Một tờ báo xưa từng viết: "Cô Đốc sinh năm 1890, quê ở Hưng Yên, có thân hình phốp pháp, da trắng, đôi mắt biết nói và đặc biệt khuôn mặt phồn thực... Khi nhìn mặt Đốc Sao, người ta sẽ không thể nghĩ những điều tốt đẹp hơn".
Nghe hát + khiêu vũ = gặp Đốc Sao
Trước 1915, phố Khâm Thiên vẫn chưa hình thành, đường đi vẫn là đất đá lổn nhổn và chiều ngang chỉ đủ rộng cho một chiếc xe tay đi qua. Hai bên còn là hồ ao, bãi tha ma, ruộng rau muống và ao bèo... Thế nhưng, từ năm 1930-1940, thì khu phố này cực kỳ phồn thịnh. Tất cả là nhờ nhà hát cô đầu và tiệm nhảy.
Trong một cuốn sách viết năm 1938, Đốc lý Hà Nội Virgitti viết: "Khâm Thiên là một xóm ăn chơi nhất, hiện đại nhất và đắt khách nhất. Đó là một xóm giàu có nhất trong khu vực này. Nhà hát ở Khâm Thiên có từ trước song người ta đua nhau đến đây mấy năm gần đây thôi. Trên một đoạn phố không đầy 800m mà có tới 40 nhà hát với trên 200 con hát, thêm 5 tiệm khiêu vũ với khoảng dăm chục gái nhảy và có hai nhà săm cho thuê buồng. Các chủ xuất thân từ cô đầu, nhân tình của các quan lại An Nam cao cấp".
Nổi tiếng trong giới ăn chơi Hà thành trên phố Khâm Thiên thời đó là nhà hát cô đầu có phòng khiêu vũ đầu tiên của kỹ nữ Đốc Sao ở số nhà 96. Khách vào đây hầu hết là kẻ có chức sắc trong chính quyền hay đám có thế lực trong xã hội. Ai hát cô đầu, ai uống rượu có cô đầu phục vụ; ai thích nhảy đầm sang phòng riêng có vũ nữ làm bạn nhảy. Khách khiêu vũ mời ai thì sẽ "boa" cho vũ nữ ấy khi hết điệu... Vì thế, khách đã vào chỗ cô Đốc Sao, lúc ra về phải chi tới bạc trăm trong khi lương một viên tri huyện tập sự chỉ 80 đồng.
Rõ là quá tốn kém! Nhưng thực tế, để chọn lựa được cô đầu ưng ý, cô Đốc Sao phải tìm các thiếu nữ nhà nghèo ở quê, ở độ tuổi từ 16-17, có khuôn mặt xinh xẻo, vóc dáng đẹp, rồi thuê người dạy tí ti ca trù, dăm ba câu tiếng Pháp...; sau đó, cô sẽ trực tiếp huấn luyện cho biết uốn éo, cợt nhả với khách và cho dùng hàng phấn sáp của Pháp, tơ lụa tốt. Thế nên, khắp Hà thành, Đốc Sao có nhiều cô đầu đẹp và khéo nhất như: Uyên, Xuyến, Phượng...
Nổi danh là kỹ nữ chung tình
Vào nửa đầu thế kỷ XX, dân chơi từ Bắc vào Trung kỳ đều biết rõ cô Đốc Sao đã qua một đời chồng. Thế nhưng, những công tử con cháu các quan, các công tôn con cháu vua chúa, những quan lớn từ Huế và những quan phủ, quan huyện, Đốc Phủ sứ bất luận già trẻ, đã gặp Đốc Sao một lần... là mê đắm vì gương mặt đẹp, giọng hát hay và nụ cười của cô. Có những người ăn dầm nằm dề ở nhà cô cả tháng, nhưng không bao giờ được cô ban cho ân huệ cuối cùng như họ thèm thuồng, van lơn.
Theo những người cùng thời, cô Đốc Sao yêu tha thiết nhà văn nghèo Hoàng Tích Chu. Cô tình nguyện làm vợ, chăm nom đời sống của Chu, lo cho cả tờ báo của Chu. Nhưng Hoàng Tích Chu vắn số, chết vào tuổi 33.
Khi Hoàng Tích Chu mất, cô Đốc Sao in danh thiếp đề tên mình là “Bà goá phụ Hoàng Tích Chu”. Thật là một kỹ nữ chung tình chưa có ai sánh bằng!
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
Sống như ở tù vì chồng có máu ghen
Ai mới là người giàu nhất Việt Nam?
Câu được cá trê khổng lồ nặng gần 90kg
Mật đạo trong lòng Phật viện Đồng Dương?
Ăn nhậu cùng đại gia, một thiếu nữ chết thảm
Vượt rừng đi 'săn' sơn nữ 'tắm tiên'
Ai mới là người giàu nhất Việt Nam?
Câu được cá trê khổng lồ nặng gần 90kg
Mật đạo trong lòng Phật viện Đồng Dương?
Ăn nhậu cùng đại gia, một thiếu nữ chết thảm
Vượt rừng đi 'săn' sơn nữ 'tắm tiên'
Một tờ báo xưa từng viết: "Cô Đốc sinh năm 1890, quê ở Hưng Yên, có thân hình phốp pháp, da trắng, đôi mắt biết nói và đặc biệt khuôn mặt phồn thực... Khi nhìn mặt Đốc Sao, người ta sẽ không thể nghĩ những điều tốt đẹp hơn".
Nghe hát + khiêu vũ = gặp Đốc Sao
Trước 1915, phố Khâm Thiên vẫn chưa hình thành, đường đi vẫn là đất đá lổn nhổn và chiều ngang chỉ đủ rộng cho một chiếc xe tay đi qua. Hai bên còn là hồ ao, bãi tha ma, ruộng rau muống và ao bèo... Thế nhưng, từ năm 1930-1940, thì khu phố này cực kỳ phồn thịnh. Tất cả là nhờ nhà hát cô đầu và tiệm nhảy.
Trong một cuốn sách viết năm 1938, Đốc lý Hà Nội Virgitti viết: "Khâm Thiên là một xóm ăn chơi nhất, hiện đại nhất và đắt khách nhất. Đó là một xóm giàu có nhất trong khu vực này. Nhà hát ở Khâm Thiên có từ trước song người ta đua nhau đến đây mấy năm gần đây thôi. Trên một đoạn phố không đầy 800m mà có tới 40 nhà hát với trên 200 con hát, thêm 5 tiệm khiêu vũ với khoảng dăm chục gái nhảy và có hai nhà săm cho thuê buồng. Các chủ xuất thân từ cô đầu, nhân tình của các quan lại An Nam cao cấp".
Ảnh minh họa. Nguồn: Vietgiaitri |
Nổi tiếng trong giới ăn chơi Hà thành trên phố Khâm Thiên thời đó là nhà hát cô đầu có phòng khiêu vũ đầu tiên của kỹ nữ Đốc Sao ở số nhà 96. Khách vào đây hầu hết là kẻ có chức sắc trong chính quyền hay đám có thế lực trong xã hội. Ai hát cô đầu, ai uống rượu có cô đầu phục vụ; ai thích nhảy đầm sang phòng riêng có vũ nữ làm bạn nhảy. Khách khiêu vũ mời ai thì sẽ "boa" cho vũ nữ ấy khi hết điệu... Vì thế, khách đã vào chỗ cô Đốc Sao, lúc ra về phải chi tới bạc trăm trong khi lương một viên tri huyện tập sự chỉ 80 đồng.
Rõ là quá tốn kém! Nhưng thực tế, để chọn lựa được cô đầu ưng ý, cô Đốc Sao phải tìm các thiếu nữ nhà nghèo ở quê, ở độ tuổi từ 16-17, có khuôn mặt xinh xẻo, vóc dáng đẹp, rồi thuê người dạy tí ti ca trù, dăm ba câu tiếng Pháp...; sau đó, cô sẽ trực tiếp huấn luyện cho biết uốn éo, cợt nhả với khách và cho dùng hàng phấn sáp của Pháp, tơ lụa tốt. Thế nên, khắp Hà thành, Đốc Sao có nhiều cô đầu đẹp và khéo nhất như: Uyên, Xuyến, Phượng...
Nổi danh là kỹ nữ chung tình
Tên Đốc Sao của nàng kỹ nữ lừng danh Hà thành ra đời gắn liền với cuộc
hôn nhân với người chồng đầu tiên - một bác sỹ người Hoa, tên Lưu Nam
Sao.
|
Theo những người cùng thời, cô Đốc Sao yêu tha thiết nhà văn nghèo Hoàng Tích Chu. Cô tình nguyện làm vợ, chăm nom đời sống của Chu, lo cho cả tờ báo của Chu. Nhưng Hoàng Tích Chu vắn số, chết vào tuổi 33.
Khi Hoàng Tích Chu mất, cô Đốc Sao in danh thiếp đề tên mình là “Bà goá phụ Hoàng Tích Chu”. Thật là một kỹ nữ chung tình chưa có ai sánh bằng!
(Theo Đất Việt)