Zheng Yuan, 29 tuổi, là giáo viên tiểu học ở Quảng Châu, Trung Quốc. Anh ăn uống điều độ, đến phòng tập thể dục hoặc chạy bộ hàng ngày, thỉnh thoảng tham gia các giải chạy nghiệp dư.
Cách đây 5 năm, anh Zheng bị tiêu chảy, chướng và đau bụng. Sau nhiều lần thăm khám, bác sĩ cho rằng anh bị hội chứng ruột kích thích, chỉ cần anh thư giãn và chú ý đến chế độ ăn uống.
Nhiều người tưởng khỏe mạnh có thể tiềm ẩn vấn đề bất ổn trong cơ thể. Ảnh minh họa: Runnersworld
Sau khi làm theo lời khuyên của bác sĩ, Zheng Yuan đã cải thiện được tình trạng sức khỏe. Trong những năm gần đây, anh không có triệu chứng rõ ràng nào khác ngoài tiêu chảy. Năm 2019, anh đi ngoài ra máu và đau lưng dữ dội.
Anh Zheng lại đến bệnh viện. Bác sĩ đã đề nghị anh nội soi sau khi hỏi về tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt và các triệu chứng.
Kết quả cho thấy, anh bị ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Các tế bào ung thư đã di căn đến gan và phổi. Trải qua nhiều lần phẫu thuật và hóa trị, bệnh nhân vẫn không có tín hiệu khả quan.
Anh Zheng tự hỏi tại sao một người còn trẻ, sống quy củ, yêu thích tập thể dục như anh lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu kiểm tra kỹ ngay từ đầu, anh có thể ngăn chặn nguy cơ đó không?
Trên thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến di truyền, chế độ ăn uống, môi trường và các yếu tố khác. Một số người quan tâm tới lối sống của bản thân, giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, chăm thể dục, vẫn có thể mắc bệnh.
Sự xuất hiện của ung thư là một quá trình rất phức tạp. Tập thể dục chỉ có thể nâng cao thể lực của một người chứ hoàn toàn không thể thải độc, chưa kể đến yếu tố di truyền.
Mọi người nên đi khám định kỳ để phát hiện các nguy cơ bệnh. Ảnh minh họa: Onmanorama
Ngoài ra, đối với người trung niên và cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ suy giảm chức năng.
Tất cả các bệnh nghiêm trọng đều tiến triển từ triệu chứng nhỏ ban đầu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đừng nghĩ rằng bệnh vặt không gây ra chuyện.
Dưới đây là một số điểm bạn nên lưu ý để giảm bớt nguy cơ ung thư:
1. Tránh ăn quá nhiều
"Thà đói còn hơn quá no, gầy còn hơn béo". Béo phì có thể gây ra nhiều loại bệnh và là yếu tố nguy cơ của ung thư ruột, thận và tuyến tụy. Đặc biệt những người thích ăn mỡ động vật, thịt đỏ và đồ chiên rán cần kiểm soát bản thân.
Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn no 70%, sau đó rời khỏi bàn ngay. Nếu ngồi lại trò chuyện, bạn có thể không kiểm soát được miệng của mình.
2. Tránh xa các chất gây ung thư
Nhiều thói quen xấu như ăn nhiều thịt, chất béo, bỏ rau, đã gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa. Người hút thuốc dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cho người hít phải khói thuốc.
Ngoài ra, viêm gan mạn tính có thể dần trở thành xơ gan và ung thư gan. Virus HPV lây qua quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân góp phần gây ra ung thư cổ tử cung.
Những yếu tố ung thư này có thể ngăn chặn được.
3. Đi khám bệnh định kỳ
Nhiều người chăm vận động luôn cho rằng mình khỏe mạnh mà bỏ qua việc thăm khám. Điều này không hề đúng. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
Tăng số lần khám sức khỏe sẽ tăng cơ hội phát hiện sớm khối u. Các khối u rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bệnh bất thường có thể xảy ra trong vòng một năm.
An Yên (Theo Aboluowang)
Lý do gia đình 3 người cùng mắc ung thư
Hiện tượng ung thư gia đình ngày càng phổ biến. Nếu một thành viên bị ung thư, xác suất những người khác trong nhà mắc bệnh cũng cao hơn. Nhiều bệnh ung thư không lây nhưng tại sao lại có hiện tượng này?