- Sinh ra tại TP.HCM, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, anh Đặng về làm việc cho các công ty trong khu công nghiệp ở Bình Dương. Tuy nhiên, anh đã từ bỏ tất cả, đến một vùng xa xôi, hẻo lánh chỉ vì tình yêu với cô gái tật nguyền.
Vì đang mùa nước nổi, cánh đồng ấp Cây Me (xã Hưng Điền, Tân Hưng, Long An) lênh láng nước. Giữa trưa nắng, một người đàn ông trung niên lầm lũi giăng lưới. Móc đầu lưới ở mép bờ ruộng, anh thả chiếc lưới dài cả vài chục mét...
Số phận trớ trêu
Men theo con đường đất, chúng tôi về nhà anh. Người phụ nữ đang ngồi trên võng nở nụ cười. Anh giới thiệu, đó là vợ anh, tên Nguyễn Thị Tuyết Mai, 30 tuổi.
Mai không thể đứng lên để chào khách vì nửa người phía dưới đã mất cảm giác, không cử động được.
Mai không đi được, chồng chị phải bế. |
Quê chị ở Trà Vinh, nhà rất nghèo. Ba chị làm thuê cho một ông chủ rồi theo ông lên vùng đất này lập nghiệp khi chị mới 5 tuổi. Tại vị trí này, ba chị cất lên một túp lều để cả gia đình 7 người cư trú...
Nhà Mai nằm dọc theo con sông nhỏ mà phía bờ bên kia là xã Chàm, huyện Com Pung Tro Bek, tỉnh Pray Veng, Vương quốc Campuchia. Có thể nói đây là vùng hẻo lánh, xa nhất của tỉnh Long An.
Họ đã dệt nên chuyện tình cảm động nơi vùng biên. |
Năm 2006, chị bị sốt. Chạy chữa khắp nơi không thuyên giảm, chị được chuyển lên TP.HCM. Tại đây, các bác sĩ cho biết, phải phẫu thuật để lấy khối máu trong xương chân với chi phí 60 triệu.
Nhà quá nghèo và số tiền quá lớn, chị không đủ khả năng phẫu thuật. Từ đó, một phần thân thể chị, từ bụng xuống chân, mất cảm giác. Tiếp tục, vào năm sau chị lại bị xuất huyết não.
Đến năm 2008, cha chị mất. Lúc này, gia đình chị rất neo đơn vì mẹ chị bị mù, các anh chị đã lập gia đình, tứ tán khắp nơi. Một mình chị phải cố gắng để lo cho mẹ.
Một lần trong lúc nấu cơm, chị bị một nhánh cây đâm vào mông. Vì mất cảm giác nên chị không hề hay biết nên vết thương bị nhiễm trùng và lan rộng.
Anh Đặng giăng lưới kiếm sống. |
Đang lúc tuyệt vọng nhất, anh xuất hiện. Chị nói: "Nếu không nhờ chồng tôi là anh Đặng, không biết giờ này tôi và má như thế nào".
Trong suốt thời gian trị bệnh, Đặng là người đỡ đần cho Mai trong mọi tình huống. Vết loét kéo dài suốt 4 năm không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau đó nhờ người quen mách bảo, Mai được đưa đến một thầy thuốc nam, bệnh tình của chị dần hồi phục.
Giờ đây, trong căn nhà nhỏ chỉ có 3 người. Mai và mẹ không có khả năng lao động, mọi việc đều trông cậy đôi bàn tay của Đặng...
"Xin được chọn nơi này làm quê hương"
Anh Nguyễn Văn Đặng, 30 tuổi, quê xã Phước Thạnh (Củ Chi, TP.HCM). Năm anh 2 tuổi, mẹ bỏ cha con anh ra đi với người khác. Ở với cha đến 6 tuổi, anh phải về ở với nội vì cha có vợ mới. Cuộc sống của Đặng dưới sự bảo bọc của nội bắt đầu từ đó.
Sau khi tốt nghiệp Khoa cơ khí, Trường cao đẳng công nghiệp 4, Đặng vào làm việc cho các công ty trong khu công nghiệp ở Bình Dương trong suốt 3 năm.
Anh nói: "Năm 2009, một người bạn đã giới thiệu Mai cho tôi nói chuyện. Cái duyên của chúng tôi bắt đầu từ đó".
Anh lao động không biết mệt mỏi để nuôi sống gia đình. |
Mai bồi hồi nhớ lại: "Lúc đầu, tôi cứ tưởng anh ấy nói chơi chứ mấy ai đi yêu một người chỉ còn nửa thân mình? Nhưng không ngờ tình cảm của anh rất chân thật, phải người trong cuộc mới hiểu được.
Sau đó, Đặng tìm đến nhà Mai, ngôi nhà ọp ẹp nằm ven con kênh vốn là ranh giới Việt Nam - Campuchia xa xôi hẻo lánh. Nhìn thấy tận mắt hoàn cảnh của Mai liệt nửa người vẫn phải lết để lo cho mẹ già bị mù, Đặng vô cùng thương cảm.
Anh bỏ việc ở Bình Dương, ở lại lo cho Mai và mẹ. Anh nhiều lần bế Mai đi bệnh viện, chăm sóc mẹ Mai từng bữa cơm, chén nước. Đầu năm 2010, vào đúng dịp Tết, anh thưa chuyện với mẹ Mai xin được cưới chị. Hai mẹ con đầy bất ngờ, họ không khỏi lo lắng, đắn đo.
Thấy được điều này, anh xác nhận với mẹ Mai: "Con hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mới xin cưới Mai. Đây là tấm lòng của con. Hơn nữa, cha con đã mất, con không còn nơi để đi về, cho con được chọn nơi này làm quê hương... ".
Một bữa cơm cúng ông bà được diễn ra có sự hiện diện của đại diện 2 bên. Không lễ cưới rình rang, Đặng chính thức thành rể của gia đình.
7 năm trôi qua, cuộc sống của Đặng và Mai rất hạnh phúc dù trong bệnh tật và nghèo khó. Đặng vui vẻ cùng Mai vượt qua mọi gian khổ. Hàng ngày, anh lo mọi việc nhà cửa bếp núc, chăm cho mẹ vợ từng miếng ăn giấc ngủ.
Xong mọi việc anh mới đi làm. Anh trở thành chàng nông dân miền Tây thực thụ. Hàng ngày anh đi chăn bò thuê, cào phân để phơi bán... Anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì người ta cần để kiếm tiền lo cho vợ.
"Mai đã có bầu 4 tháng. Lần khám thai gần nhất bác sĩ cho biết thai nhi phát triển tốt. Vợ chồng tôi mừng lắm... ", anh hồ hởi khoe.
Chàng học sinh cưới cô giáo chủ nhiệm 10 năm trước giờ ra sao?
Cô giáo hơn học trò 8 tuổi nhưng vẫn nên duyên vợ chồng sau bao ngăn cấm của gia đình.
Cô dâu xinh đẹp đẩy xe lăn cho chồng trong đám cưới ở Bắc Giang
Hạnh phúc muộn màng của người đàn ông khuyết tật cùng người vợ trẻ sinh năm 1996 đã lấy không ít nước mắt của mọi người trong ngày cưới...
Câu chuyện đằng sau bức ảnh cưới đặc biệt của vợ chồng miền Tây
Tấm ảnh cưới vẫn còn để dưới nền nhà, chưa được treo lên. Anh ngồi bên cạnh, vừa nhìn chị đang lo bữa ăn tối vừa nhìn vào ảnh. Anh nở nụ cười mãn nguyện.
Gã thanh niên bặm trợn trong đám cưới 'khủng' khiến ca sỹ run rẩy
“Sau lời căn dặn và ánh mắt đầy thách đố của người thanh niên xăm trổ, cả nhóm chúng tôi nhìn nhau đầy run sợ. Sau đó, chúng tôi phải họp bàn phương án “tẩu thoát””- ca sỹ Minh Hải nhớ lại.
Cô dâu, chú rể cổ đeo trĩu vàng được tặng biệt thự, xe hơi ngày cưới
Cô dâu chú rể người Nghệ An đã khiến nhiều người trầm trồ khi nhận được món quà cưới là 10 cây vàng, 1 căn biệt thự 3 tầng và 1 xe ô tô tiền tỉ.
Trần Chánh Nghĩa