W-hue-8335-1.jpg

Đắk Lắk được mệnh danh là 'thủ phủ' cà phê Việt Nam bởi diện tích và sản lượng luôn đứng đầu cả nước. Nhiều người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này đã và đang nuôi dưỡng đam mê chế biến, nâng cao giá trị cà phê cho bà con ở buôn làng. Tiêu biểu như chàng trai trẻ Y Pốt Niê với thương hiệu Êđê Café.

W-ca-phe-3-2.jpg

Tên hương hiệu được đặt là Êđê Café bởi anh muốn mọi người biết rằng người Êđê có thể làm rất nhiều thứ trong đó có kinh doanh, làm kinh tế. “Tôi chỉ muốn làm gì đó để tăng giá trị hạt cà phê, giúp bà con trong buôn bán được cà phê với giá cao hơn, cuộc sống đỡ khó khăn hơn từ chính sản phẩm mà họ gắn bó. Đồng thời, quảng bá hương vị cà phê truyền thống quê hương tới bạn bè trong nước và quốc tế”, anh Y Pốt Niê chia sẻ.

W-ca-phe-19.jpg

Sau 3 năm khởi nghiệp, thương hiệu Êđê Café đã được công nhận OCOP 4 sao, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, giúp hàng chục hộ đồng bào DTTS nâng cao thu nhập từ cây cà phê.

Ngoài ra, doanh nghiệp cà phê của chàng thanh niên Êđê cũng đã liên kết với Hội Nông dân xã, huyện, tỉnh để mua lại cây giống và miễn phí cây giống, phân thuốc (phân hữu cơ) cho bà con nông dân trong 3 năm. Họ chỉ việc tập trung chăm sóc cà phê, Y Pốt Niê cam kết thu mua cà phê cao gấp 3 lần so với giá thị trường...

W-ca-phe-12-2.jpg

Quy trình sản xuất cà phê Êđê được khép kín tại xưởng. Hạt cà phê được phân loại bằng máy sau đó tiếp tục làm sạch một lần nữa bằng cách nhặt thủ công để có được hạt cà phê sạch nhất, tốt nhất trước khi đem đi rang. 

W-ca-phe-11-2.jpg

Công nhân liên tục kiểm tra độ chín của hạt cà phê trong quá trình rang.

W-ca-phe-14-2.jpg

Nếu cà phê thông thường sẽ nghiêng về sắc nâu và sánh nâu thì cà phê Êđê lại có màu đen rất đậm. Thậm chí, cà phê thủ công của người Êđê sẽ đậm đặc và đen hơn một chút so với cà phê thông thường. Cà phê Êđê có mùi thơm thanh thanh, hậu vị ngọt, không có một chút vị đắng nào trong cổ, có mùi thơm của khói rất đặc trưng.

W-ca-phe-5-2.jpg

Đến nay Êđê cà phê đã có 8 dòng sản phẩm với hai dạng là cà phê bột và cà phê hòa tan. Cà phê bột mình có cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Mix 2, cà phê Mix 3… Cà phê hòa tan có cà phê hòa tan 3 trong 1, cà phê hòa tan sầu riêng và cà phê hòa tan khoai môn.

W-ca-phe-6-2.jpg

Năm 2022, sản lượng cà phê bột xuất ra thị trường là 10 tấn, cà phê hạt rang là 10 tấn còn cà phê nhân là 25 tấn. Nếu trước đây, mỗi ngày doanh nghiệp của Y Pốt Niê chỉ bán được khoảng 20-30kg, thì từ sau khi được danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc mỗi ngày anh bán thấp nhất là 500kg, thậm chí là bán 2-3 tấn/ngày. Doanh thu tới thời điểm hiện tại cũng được sau lợi nhuận từ 80-400 triệu đồng/tháng.

W-ca-phe-4-2.jpg

Không chỉ vậy, chàng trai trẻ mong muốn mang cà phê của đồng bào mình đi dự các triển lãm, hội chợ ngoài nước để trưng bày, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo bạn bè thế giới. Thị trường xuất khẩu của cà phê Êđê là Đức, Đài Loan, Hồng Koong, Singapore, Hàn Quốc,... với số lượng hơn 20 tấn/tháng.

W-ca-phe-7-2.jpg

Y Pốt Niê cùng thương hiệu cà phê của đồng bào DTTS là điểm sáng để hứa hẹn về một bước tiến trong sự hội nhập, sự bắt nhịp với thời cuộc của người nông dân Việt Nam. Nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII hẳn nhiên cũng bắt đầu từ những con người đầy khát vọng tươi đẹp như thế.

Huế Ex, Quyết Thắng, Bạt Tuấn, Đức Yên, Huy Phúc, Hoàng Hà