- "Chặt cây cũng như chuyện sát sinh. Cây cối cho chúng ta sự sống, che mát cho chúng ta nên phải nghiêm cấm việc chặt cây", hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói tại cuộc thảo luận tổ QH về dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) chiều nay.

Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (ĐB Hà Nội), rừng là lá phổi lớn, bất kỳ thời đại nào cũng cần phải giữ. Ông xót xa khi thấy hình ảnh lâm tặc tàn phá rừng những năm gần đây.

{keywords}

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm. Ảnh: Hoàng Anh

ĐB Thích Bảo Nghiêm cho rằng, không chỉ bảo vệ rừng đặc dụng mà ngay cả cây xanh trong đô thị cũng phải giữ gìn.

“TP chúng ta (Hà Nội) có hàng triệu cây đang phát triển, nếu như các tỉnh thành khác cũng trồng được như vậy thì rất tốt. Như mấy hôm nay chúng ta thấy nhiệt độ ngoài trời chênh lệch so với dưới bóng cây thế nào. Như thế mới thấy tác dụng lớn của cây xanh cả trong đô thị lẫn trên rừng”, ông nói.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng nói rõ giáo lý của đạo Phật là nghiêm cấm việc chặt cây: “Chặt cây cũng như chuyện sát sinh động vật. Cây cối cho chúng ta sự sống, che mát cho chúng ta nên phải nghiêm cấm việc chặt cây”.

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho hay, trong những ngày nắng vừa qua rừng Sóc Sơn (Hà Nội) bị cháy dữ dội, khó kiểm soát là bài học đau xót cho việc phát triển rừng, giữ rừng.

{keywords}

ĐB Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Phạm Hải

Theo bà Khánh, nếu rừng bị mất, không chỉ ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống mà cả du khách cũng không đến với đất nước chúng ta.

“Rừng của chúng ta không còn nhiều nên phải quy định chặt chẽ, để tránh việc khai thác gỗ bừa bãi”, bà nói.

ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) thì cho hay, trong luật cần xác định rõ trách nhiệm bảo vệ rừng là của các cấp ngành và ngay cả người dân.

Từ vụ việc cháy rừng ở huyện Sóc Sơn, ĐB Chiến cho rằng, công tác bảo vệ, cứu hộ rừng cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Trồng, phá rừng cũng là dân

Phó Tư lệnh Quân khu 2 Sùng Thìn Cò (ĐB Hà Giang) thì nhấn mạnh: “Kẻ thù của rừng là con người, bạn thân của rừng cũng là con người. Trồng rừng cũng là dân, phá rừng cũng là dân”.

{keywords}

Phó Tư lệnh Quân khu 2 Sùng Thìn Cò

Ông cho rằng, nếu các chủ trương, chính sách pháp luật của mình chưa đi vào cuộc sống người dân thì sẽ mất nhiều, được thì rất ít.

ĐB kể, Hà Giang có 4 huyện vùng cao là núi đá, nước không có, khí hậu khắc nghiệt. Ngày xưa có những loại cây rừng như cây nghiến, cây đinh, cây trai, thông đá… toàn là gỗ quý nhưng dân mình không giữ được, phá hết. Đưa các loại cây khác đến trồng cũng không lên được nhưng rừng tái sinh tự mọc thì rất tốt.

Ông cho rằng phải làm sao cho thích hợp với từng vùng. Các khu vực rừng đặc dụng, theo quy định của pháp luật là không được bố trí dân cư ở gần. Nhưng ở Hà Giang, người đông, đất ít. Trên núi nhiều đá cũng chả ở được. Rừng đặc dụng có một chút đất, không ai bỏ cuộc sống được, ai cũng phải kiếm kế sinh nhai.

“Người ta ở gần đặc dụng từ xa xưa rồi. Chúng tôi vào bảo sao lại không giao cho dân lại để thế này. Thế là cha chung không ai khóc. Ai phá thì cứ phá, giữ thì chả có cơ sở. Kiểm lâm vào giao một số cây nhưng không có văn bản và chế độ kèm theo nên không giữ được”, ông Sùng Thìn Cò nói và cho biết có những thời kỳ ở Hà Giang “người ta” thu mua gỗ để phá hoại mình.

“Dân vác một cục gỗ 30-40kg đi bán là mua được cái điện thoại 1-2 triệu rồi, mà đi làm cả năm không mua được. Chính cái đó khuyến khích phá rừng, phá kinh khủng”, ĐB Hà Giang cảnh báo.

Theo ông, lâm tặc chính là dân của mình, đi đêm hôm đánh cả anh em. Vì vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền.

“Tôi lấy kinh phí tuyên truyền hàng năm mua bò, trâu, lợn, tổ chức ăn uống, hội nghị đoàn kết quân - dân. Dân từ trẻ tới già đến hết. Ai đến thì mang bát, đũa, cơm. Rồi tuyên bố đoàn kết, biểu quyết từ nay không phá rừng. Thế là dân rất thích”, ông kể và cho biết rừng Hà Giang đến giờ giữ được cũng là nhờ dựa vào dân.

​'Hà Nội không quyết chặt hạ 1.000 cây đường Phạm Văn Đồng'

​'Hà Nội không quyết chặt hạ 1.000 cây đường Phạm Văn Đồng'

Hà Nội không quyết chặt hạ 1.000 cây, khi chặt hạ 1 cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng - Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định.

Sự thật dưới hàng xà cừ sắp bị di dời đường Phạm Văn Đồng

Sự thật dưới hàng xà cừ sắp bị di dời đường Phạm Văn Đồng

Nhiệt độ mặt đường đầu giờ chiều qua đo được là gần 60 độ C. Dưới những tán cây xà cừ sắp bị chặt bỏ, kết quả thật bất ngờ.


Say ngủ dưới hầm mát lịm khi mặt đất nóng 57 độ

Say ngủ dưới hầm mát lịm khi mặt đất nóng 57 độ

Giấc ngủ trưa quý giá dưới hầm đường bộ giúp đôi vợ chồng công nhân có sức làm việc những ngày nắng nóng kỷ lục ở Hà Nội.

Cháy rừng Sóc Sơn: Nghi vấn đầu tiên

Cháy rừng Sóc Sơn: Nghi vấn đầu tiên

Ông Nguyễn Văn Đông, cán bộ nông - lâm nghiệp xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, xã đang đặt nghi vấn có người đốt rừng.

Hà Nội: Cháy rừng phòng hộ Sóc Sơn lớn nhất trong lịch sử

Hà Nội: Cháy rừng phòng hộ Sóc Sơn lớn nhất trong lịch sử

1h sáng nay, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội thông tin ngay dưới chân khu rừng: Đây là vụ cháy rừng lớn nhất, lâu nhất trong lịch sử.

Rừng Sóc Sơn trơ trụi sau vụ cháy lịch sử

Rừng Sóc Sơn trơ trụi sau vụ cháy lịch sử

50 ha rừng phòng hộ Sóc Sơn, Hà Nội cháy trơ trụi từ chiều đến đêm qua, trong suốt 12 giờ.

Hương Quỳnh - Thu Hằng