- Tiến sĩ (TS) Phạm Cao Thanh Tùng là người Việt hiếm hoi có bài báo khoa học được đăng trên tạp chí Science AAAs của Mỹ, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới.
Vì nghèo, tiến sĩ bỏ viện ra đi
29.000 tiến sĩ và chiến dịch xóa bỏ ‘xôi chấm xôi’
Đến 2020 sẽ có 29.000 tiến sĩ dạy đại học
29.000 tiến sĩ và chiến dịch xóa bỏ ‘xôi chấm xôi’
Đến 2020 sẽ có 29.000 tiến sĩ dạy đại học
TS Phạm Cao Thanh Tùng. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Theo tiến sĩ Tùng, đây là ước mơ của người làm nghiên cứu và đó là thành quả của cả nhóm nghiên cứu trong suốt 3 năm.
“Thông thường, kết quả đăng trên tạp chí Science thường là những kết quả mang tính khám phá, có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới, hay những kết quả nổi trội so với các kết quả từng được công bố”, TS Tùng chia sẻ.
Công trình nghiên cứu của anh về Zeolit và ứng dụng vào lĩnh vực vật liệu mới. Zeolit được tổng hợp và ứng dụng từ khá lâu làm xúc tác trong ngành công nghiệp dầu khí, làm chất hấp phụ, làm phụ gia trong chất tẩy rửa.
Hướng nghiên cứu của anh là chế tạo các màng mỏng zeolit bằng phương pháp pháp mới với nhiều ưu điểm nổi trội hơn phương pháp cũ tồn tại 20-30 năm.
Phóng viên (PV) VietNamNet đã có cuộc trò chuyện qua chat với tiến sĩ Phạm Cao Thanh Tùng về sự thành công của người Việt ở nước ngoài khi họ được làm việc trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp.
PV: Anh có thể lý giải tại sao nhiều người Việt gặt hái nhiều thành công khi làm việc ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trên thế giới?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Việc kết quả nghiên cứu được đăng trên những tạp chí lớn, có uy tín nói chung thường kết hợp của nhiều yếu tố như nội dung nghiên cứu sâu, hướng nghiên cứu tốt, người hướng dẫn có kinh nghiệm và một đội ngũ làm nghiên cứu mạnh. Ngoài ra điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị cũng đóng vai trò rất quan trọng. Và đôi khi cũng có cả may mắn.
PV: Anh từng làm việc tại Viện Công nghệ hóa học, thuộc viện Khoa học Việt Nam tại TP HCM 2000 – 2006. Những nền tảng kiến thức tích lũy giai đoạn này giúp gì cho anh trong việc trở thành tiến sĩ và nhà nghiên cứu?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Tôi đã từng làm việc tại Viện Công nghệ hóa học, thuộc Viện Khoa học Việt Nam tại TP.HCM. Tôi đã học được rất nhiều từ những những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong viện và đặc biệt là người hướng dẫn của tôi. Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tôi học được từ đây đã giúp tôi bắt kịp tương đối nhanh với môi trường làm việc mới bên này.
PV: Đại học Sogang đầu tư cho các tiến sĩ và các nhà khoa học như thế nào? So với tầm cỡ một đại học có đầu tư lớn ở Việt Nam thì họ có hơn nhiều không?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Tại trường Đại học Sogang, thông thường nhà trường hỗ trợ phần lớn học phí cho sinh viên sau đại học, phần còn lại Giáo sư hướng dẫn sẽ trích từ kinh phí nghiên cứu, sinh viên thường không phải lo lắng về khoản này.
Ngoài ra tùy thuộc vào nguồn kinh phí của mỗi Giáo sư hướng dẫn mà hàng tháng sinh viên sẽ nhận một khoản sinh hoạt phí khác nhau.
Các nhà khoa học, mà cụ thể là các Giáo sư của trường thường được cấp một văn phòng riêng và được trang bị một phòng thí nghiệm. Mỗi năm nhà trường cũng cấp một nguồn kinh phí để nghiên cứu. Ngoài ra, các Giáo sư thường xin được những nguồn kinh phí từ chính phủ, hay cộng tác với các công ty bên ngoài.
Khi nhóm nghiên cứu nào có công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế thì các Giáo sư sẽ nhận được một khoản thưởng từ nhà trường tùy thuộc vào chất lượng của tạp chí, và Giáo sư cũng trích một phần thưởng lại tác giả đứng tên đầu của công trình đó như là một sự khích lệ tinh thần.
PV: Việc công bố trên tạp chí quốc tế có lợi gì cho khoa học VN? Theo anh, mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở VN có thấp quá không, và như vậy dẫn đến điều gì?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Việc công bố những công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chắc chắn là có nhiều lợi ích cho khoa học VN. Trước tiên là nó giúp cho các nhà nghiên cứu tạo ra thói quen làm nghiên cứu và tự tin viết bài gửi đăng.
Tiếp theo, việc công bố trên các tạp chí này sẽ giúp cộng đồng làm nghiên cứu quốc tế cũng như các nhà xuất bản và các ban biên tập của các tạp chí này biết nhiều hơn về khoa học VN, theo thời gian sẽ giúp nâng cao uy tín của các công trình công bố của VN và khoa học VN cũng dần phát triển theo.
Có giai đoạn những đề tài nghiên cứu trong nước thường theo hướng nghiên cứu thử nghiệm hay ứng dụng và phải có một sản phẩm cụ thể, những kết quả nghiên cứu theo hướng này thường ít công bố trên các tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, cũng có không ít những đề tài kết quả chỉ đủ để báo cáo nghiệm thu thì tất nhiên là rất lãng phí về thời gian và kinh phí.
Theo tôi được biết, hiện nay đã có những nguồn hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học của chính phủ và chú trọng hơn vào các kết quả công bố trên các tạp chí quốc tế. Bản thân tôi cũng rất ủng hộ theo hướng này vì đây là kết quả khách quan nhất. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn những bài báo quốc tế xuất phát từ những địa chỉ trong nước.
Chúng ta đều biết đầu tư cho khoa học ở VN là chưa cao, và cũng vẫn là những vấn đề về cuộc sống của người làm giáo dục-khoa học nói chung, về cơ sở vật chất, điều kiện làm nghiên cứu… Điều này thông tin báo đài vẫn nói nhiều rồi, tôi xin không nói thêm ở đây.
PV: Có nhiều người Việt cũng đang làm việc trong nhóm của anh cũng như tại ĐH Sogang, điều đó cho thấy người Việt khi có điều kiện làm việc tốt thì không thua kém các nước trên thế giới?
TS Phạm Cao Thanh Tùng:
Sogang (riêng trong lab của tôi có 5 SV) và hầu hết là được các giáo sư đánh giá tốt. Anh em sang đây chỉ có việc chính là tập trung vào việc học tập và nghiên cứu nên cũng không khó khăn lắm trong việc bắt nhịp công việc. Với điều kiện và cường độ làm việc như thế thì cũng rất nhanh có kết quả.
PV: Anh có dự định về VN làm việc không và tại sao?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Hiện tại tôi cũng vẫn còn một số đề tài đang tiếp tục tại phòng thí nghiệm này. Ngoài ra, phòng thí nghiệm của ĐH Sogang cũng đang thực hiện một đề tài tương đối lớn, nghiên cứu về tìm các chất xúc tác có thể mô phỏng quá trình quang hợp của cây xanh, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Đây là cơ hội tốt để tôi có thể học hỏi thêm và sau này có thể về VN tiếp tục nghiên cứu.
PV: Theo anh, môi trường nghiên cứu ở ĐH Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào để giáo dục và nền kinh tế phát triển hơn nữa?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Theo riêng tôi, môi trường nghiên cứu ở VN nói chung cần đầu tiên là về thông tin, chúng ta rất khó tiếp cận với những thông tin nghiên cứu mới, những hướng nghiên cứu mới mà cụ thể là các nguồn tập chí khoa học chuyên ngành cập nhật hàng tuần.
Về yếu tố con người: chúng ta vẫn cần những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm làm đầu tàu và đội ngũ những nhà nghiên cứu trẻ năng động, mà cụ thể là các bạn sinh viên sau đại học trong các nhóm nghiên cứu.
Tôi xin lấy ví dụ về môi trường làm việc trong khoa Hóa của ĐH Sogang. Thông thường một Giáo sư sẽ đảm nhận 1 hoặc 2 lớp trong 1 học kỳ gồm 1 lớp ĐH và 1 lớp sau Đại học. Một tuần Giáo sư có 2 buổi lên lớp (3 giờ/buổi).
Thời gian còn lại là làm việc ở văn phòng hay thảo luận công việc với sinh viên trong phòng thí nghiệm. Về phía sinh viên trong phòng thí nghiệm, thường là học viên Cao học hay NCS, trong vòng 3-4 học kỳ đầu, ngoài những thời gian có giờ học trên lớp thì hầu hết thời gian còn lại là làm thí nghiệm ở PTN, có thể gặp và thảo luận với Giáo sư hướng dẫn.
Đây là lực lượng chính tạo ra các kết quả nghiên cứu cho PTN. Và trong các kỳ nghỉ mùa hè hay mùa đông, sinh viên được nghỉ nhưng với Giáo sư và sinh viên SĐH là khoảng thời gian tập trung nhất để làm nghiên cứu. Có thể nói hầu như thời gian của Thầy và trò là ở phòng thí nghiệm, do đó mà kết quả nghiên cứu thường nhanh hơn.
PV: Cảm ơn tiến sĩ về cuộc trò chuyện.
“Thông thường, kết quả đăng trên tạp chí Science thường là những kết quả mang tính khám phá, có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới, hay những kết quả nổi trội so với các kết quả từng được công bố”, TS Tùng chia sẻ.
Công trình nghiên cứu của anh về Zeolit và ứng dụng vào lĩnh vực vật liệu mới. Zeolit được tổng hợp và ứng dụng từ khá lâu làm xúc tác trong ngành công nghiệp dầu khí, làm chất hấp phụ, làm phụ gia trong chất tẩy rửa.
Hướng nghiên cứu của anh là chế tạo các màng mỏng zeolit bằng phương pháp pháp mới với nhiều ưu điểm nổi trội hơn phương pháp cũ tồn tại 20-30 năm.
Phóng viên (PV) VietNamNet đã có cuộc trò chuyện qua chat với tiến sĩ Phạm Cao Thanh Tùng về sự thành công của người Việt ở nước ngoài khi họ được làm việc trong môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp.
PV: Anh có thể lý giải tại sao nhiều người Việt gặt hái nhiều thành công khi làm việc ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn trên thế giới?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Việc kết quả nghiên cứu được đăng trên những tạp chí lớn, có uy tín nói chung thường kết hợp của nhiều yếu tố như nội dung nghiên cứu sâu, hướng nghiên cứu tốt, người hướng dẫn có kinh nghiệm và một đội ngũ làm nghiên cứu mạnh. Ngoài ra điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị cũng đóng vai trò rất quan trọng. Và đôi khi cũng có cả may mắn.
PV: Anh từng làm việc tại Viện Công nghệ hóa học, thuộc viện Khoa học Việt Nam tại TP HCM 2000 – 2006. Những nền tảng kiến thức tích lũy giai đoạn này giúp gì cho anh trong việc trở thành tiến sĩ và nhà nghiên cứu?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Tôi đã từng làm việc tại Viện Công nghệ hóa học, thuộc Viện Khoa học Việt Nam tại TP.HCM. Tôi đã học được rất nhiều từ những những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong viện và đặc biệt là người hướng dẫn của tôi. Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tôi học được từ đây đã giúp tôi bắt kịp tương đối nhanh với môi trường làm việc mới bên này.
PV: Đại học Sogang đầu tư cho các tiến sĩ và các nhà khoa học như thế nào? So với tầm cỡ một đại học có đầu tư lớn ở Việt Nam thì họ có hơn nhiều không?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Tại trường Đại học Sogang, thông thường nhà trường hỗ trợ phần lớn học phí cho sinh viên sau đại học, phần còn lại Giáo sư hướng dẫn sẽ trích từ kinh phí nghiên cứu, sinh viên thường không phải lo lắng về khoản này.
Ngoài ra tùy thuộc vào nguồn kinh phí của mỗi Giáo sư hướng dẫn mà hàng tháng sinh viên sẽ nhận một khoản sinh hoạt phí khác nhau.
Các nhà khoa học, mà cụ thể là các Giáo sư của trường thường được cấp một văn phòng riêng và được trang bị một phòng thí nghiệm. Mỗi năm nhà trường cũng cấp một nguồn kinh phí để nghiên cứu. Ngoài ra, các Giáo sư thường xin được những nguồn kinh phí từ chính phủ, hay cộng tác với các công ty bên ngoài.
Khi nhóm nghiên cứu nào có công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế thì các Giáo sư sẽ nhận được một khoản thưởng từ nhà trường tùy thuộc vào chất lượng của tạp chí, và Giáo sư cũng trích một phần thưởng lại tác giả đứng tên đầu của công trình đó như là một sự khích lệ tinh thần.
PV: Việc công bố trên tạp chí quốc tế có lợi gì cho khoa học VN? Theo anh, mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở VN có thấp quá không, và như vậy dẫn đến điều gì?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Việc công bố những công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chắc chắn là có nhiều lợi ích cho khoa học VN. Trước tiên là nó giúp cho các nhà nghiên cứu tạo ra thói quen làm nghiên cứu và tự tin viết bài gửi đăng.
Tiếp theo, việc công bố trên các tạp chí này sẽ giúp cộng đồng làm nghiên cứu quốc tế cũng như các nhà xuất bản và các ban biên tập của các tạp chí này biết nhiều hơn về khoa học VN, theo thời gian sẽ giúp nâng cao uy tín của các công trình công bố của VN và khoa học VN cũng dần phát triển theo.
Có giai đoạn những đề tài nghiên cứu trong nước thường theo hướng nghiên cứu thử nghiệm hay ứng dụng và phải có một sản phẩm cụ thể, những kết quả nghiên cứu theo hướng này thường ít công bố trên các tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, cũng có không ít những đề tài kết quả chỉ đủ để báo cáo nghiệm thu thì tất nhiên là rất lãng phí về thời gian và kinh phí.
Theo tôi được biết, hiện nay đã có những nguồn hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học của chính phủ và chú trọng hơn vào các kết quả công bố trên các tạp chí quốc tế. Bản thân tôi cũng rất ủng hộ theo hướng này vì đây là kết quả khách quan nhất. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn những bài báo quốc tế xuất phát từ những địa chỉ trong nước.
Chúng ta đều biết đầu tư cho khoa học ở VN là chưa cao, và cũng vẫn là những vấn đề về cuộc sống của người làm giáo dục-khoa học nói chung, về cơ sở vật chất, điều kiện làm nghiên cứu… Điều này thông tin báo đài vẫn nói nhiều rồi, tôi xin không nói thêm ở đây.
PV: Có nhiều người Việt cũng đang làm việc trong nhóm của anh cũng như tại ĐH Sogang, điều đó cho thấy người Việt khi có điều kiện làm việc tốt thì không thua kém các nước trên thế giới?
TS Phạm Cao Thanh Tùng:
TRÒ CHUYỆN KHÁC |
PV: Anh có dự định về VN làm việc không và tại sao?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Hiện tại tôi cũng vẫn còn một số đề tài đang tiếp tục tại phòng thí nghiệm này. Ngoài ra, phòng thí nghiệm của ĐH Sogang cũng đang thực hiện một đề tài tương đối lớn, nghiên cứu về tìm các chất xúc tác có thể mô phỏng quá trình quang hợp của cây xanh, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Đây là cơ hội tốt để tôi có thể học hỏi thêm và sau này có thể về VN tiếp tục nghiên cứu.
PV: Theo anh, môi trường nghiên cứu ở ĐH Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào để giáo dục và nền kinh tế phát triển hơn nữa?
TS Phạm Cao Thanh Tùng: Theo riêng tôi, môi trường nghiên cứu ở VN nói chung cần đầu tiên là về thông tin, chúng ta rất khó tiếp cận với những thông tin nghiên cứu mới, những hướng nghiên cứu mới mà cụ thể là các nguồn tập chí khoa học chuyên ngành cập nhật hàng tuần.
Về yếu tố con người: chúng ta vẫn cần những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm làm đầu tàu và đội ngũ những nhà nghiên cứu trẻ năng động, mà cụ thể là các bạn sinh viên sau đại học trong các nhóm nghiên cứu.
Tôi xin lấy ví dụ về môi trường làm việc trong khoa Hóa của ĐH Sogang. Thông thường một Giáo sư sẽ đảm nhận 1 hoặc 2 lớp trong 1 học kỳ gồm 1 lớp ĐH và 1 lớp sau Đại học. Một tuần Giáo sư có 2 buổi lên lớp (3 giờ/buổi).
Thời gian còn lại là làm việc ở văn phòng hay thảo luận công việc với sinh viên trong phòng thí nghiệm. Về phía sinh viên trong phòng thí nghiệm, thường là học viên Cao học hay NCS, trong vòng 3-4 học kỳ đầu, ngoài những thời gian có giờ học trên lớp thì hầu hết thời gian còn lại là làm thí nghiệm ở PTN, có thể gặp và thảo luận với Giáo sư hướng dẫn.
Đây là lực lượng chính tạo ra các kết quả nghiên cứu cho PTN. Và trong các kỳ nghỉ mùa hè hay mùa đông, sinh viên được nghỉ nhưng với Giáo sư và sinh viên SĐH là khoảng thời gian tập trung nhất để làm nghiên cứu. Có thể nói hầu như thời gian của Thầy và trò là ở phòng thí nghiệm, do đó mà kết quả nghiên cứu thường nhanh hơn.
PV: Cảm ơn tiến sĩ về cuộc trò chuyện.
- Hương Giang (thực hiện)
Tạp chí Science thuộc Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến (AAAS) - một tổ chức ra đời năm 1848, có sứ mệnh "thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực của khoa học và việc sử dụng khoa học". Một nghiên cứu khoa học đăng ở Science có giá trị và ảnh hưởng rất lớn. |
Science là một tạp chí lớn, uy tín, có số lượng người đọc lên đến hàng triệu người, nhiều người sử dụng tạp chí này như một nguồn chính thức và chính dẫn lại trong các đề tài nghiên cứu. Người ta thường xuyên dựa vào chỉ số Impact factor để đánh giá sự ảnh hưởng của một tạp chí khoa học. Và chỉ số này của tạp chí Science luôn ở mức rất cao |