Sáng kiến Moonlight của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) được tạo ra với mục tiêu thiết lập hệ thống kết nối, trao đổi thông tin và điều hướng trên Mặt Trăng tương tự hệ thống liên lạc, định vị toàn cầu (GPS) trên Trái Đất.
Theo Digital Trends, các công ty tư nhân được khuyến khích tham gia Moonlight để xây dựng "chòm sao trên Mặt Trăng" gồm các vệ tinh, trạm vũ trụ giúp trao đổi thông tin giữa Mặt Trăng với Trái Đất.
Sáng kiến Moonlight nhằm xây dựng hệ thống định vị, liên lạc trên Mặt Trăng. Ảnh: ESA. |
"Trong bối cảnh nhiều quốc gia chạy đua với sứ mệnh không gian trên Mặt Trăng, Moonlight sẽ hỗ trợ một trạm vũ trụ vĩnh viễn quay quanh Mặt Trăng", ESA cho biết.
Theo ESA, xây dựng chòm sao vệ tinh quay quanh Mặt Trăng giúp các tàu thăm dò định hướng tốt hơn, cho phép điều khiển ngay từ Trái Đất theo thời gian thực. Điều này có thể áp dụng trên Mặt Trăng bởi độ trễ liên lạc giữa 2 hành tinh chỉ là vài giây, trong khi độ trễ giữa Trái Đất với Hỏa tinh khi liên lạc lên đến 20 phút.
Hệ thống chòm sao vệ tinh, trạm vũ trụ trên Mặt Trăng cũng giúp hạ cánh tàu thăm dò, phục vụ các sứ mệnh ở phần tối Mặt Trăng. Đây là khu vực được các nhà khoa học quan tâm bởi nó cho phép quan sát dễ hơn mà không bị cản trở bởi khí quyển Trái Đất.
Hệ thống định vị, liên lạc trên Mặt Trăng của ESA cũng có thể giúp các sứ mệnh khám phá Mặt Trăng diễn ra đơn giản với chi phí thấp hơn.
"Hệ thống điều hướng và liên lạc trên Mặt Trăng có thể giúp việc thiết kế (sứ mệnh) đơn giản hơn, từ đó tập trung vào các nhiệm vụ chính của chúng. Do hoạt động dựa trên hệ thống điều hướng và định vị chuyên dụng này nên các tàu thăm dò sẽ nhẹ hơn, tạo không gian cho các công cụ nghiên cứu hoặc hàng hóa khác", ESA chia sẻ.
Sáng kiến Moonlight đang trong giai đoạn nghiên cứu tính khả thi. Nếu suôn sẻ, dự án có thể được triển khai sớm nhất vào năm 2023.
Theo Zing/Digital Trends
Vì sao Trung Quốc tập trung phát triển chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp?
Theo hồ sơ phân bổ phổ tần số do Trung Quốc đệ trình lên Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vào tháng 9 năm ngoái tiết lộ kế hoạch xây dựng hai chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) với tổng cộng 12.992 vệ tinh.