Khu vực đặc biệt với “siêu hạ tầng kết nối”

Được đầu tư đồng bộ, TP.Thủ Đức đang được giới chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai khi sở hữu hạ tầng đa dạng, hiện đại bậc nhất TP.HCM và trên cả nước.

Đầu tiên phải kể đến các tuyến đường huyết mạch giữ vai trò chính trong lưu thông nội đô đang được thành phố quy hoạch mở rộng và nâng cấp hiện đại. Tiêu biểu như tuyến đường vành đai 2 đã tái khởi động đoạn 2,7 km sau 2 năm dừng thi công và cân đối vốn đầu tư cho thấy tín hiệu tốt từ hạ tầng giao thông TP.Thủ Đức. Đây là trục huyết mạch giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô. Khi được khép kín, vành đai 2 còn giúp kết nối cảng biển và các tuyến giao thông quan trọng khác như xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1, 13...

Tuyến đường vành đai 3 theo quy hoạch rộng từ 6-8 làn xe, dài khoảng 89,3km kết nối TP.HCM, TP.Thủ Đức và các tỉnh lân cận là Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng góp phần tạo động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hàng loạt hệ thống giao thông như tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định, đường kết nối cảng Cát Lái với đường vành đai 2 vẫn tiếp tục được nâng cấp, mở rộng từ nay cho đến năm 2025.

{keywords}
TP.Thủ Đức đang trên đà phát triển với “siêu hạ tầng kết nối”

Đặc biệt, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây qua phía Đông TP.Thủ Đức dự kiến mở 10-12 làn xe, giữ vai trò then chốt trong hệ thống hạ tầng kết nối giao thông. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.Thủ Đức với TP.HCM và các vùng kinh tế, du lịch trọng điểm Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Thiết…

Quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại phải kể đến là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, được khởi công năm 2012, với tổng mức đầu tư lên tới 43.700 tỷ đồng. Công trình dài gần 20km từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP. Thủ Đức), với 3 ga ngầm, 11 ga trên cao, nối liền TP.HCM và TP. Thủ Đức với các đô thị liền kề như: Biên Hòa (Đồng Nai), Dĩ An (Bình Dương). Khi đi vào khai thác và sử dụng, nơi đây sẽ giải quyết bài toán vấn đề giao thông đô thị thành phố và trở thành bước đột phá siêu hạ tầng kết nối của TP.Thủ Đức.

Cùng với đó, tại TP.Thủ Đức, hệ thống xe điện VinBus thông minh, hiện đại đã đi vào hoạt động không chỉ thuận tiện cho người dân khi di chuyển mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, trong lành.

Ngoài ra, các kết nối cảng biển, đường sông từ TP.Thủ Đức tới các quận của TP.HCM nhờ tuyến đường thuỷ nối sông Đồng Nai và sông Sài Gòn kết nối giữa khu vực quận 9 (cũ) với vùng kinh tế Đông Nam Bộ cũng đang phát triển sôi động, sầm uất.

Hạ tầng hoàn thiện tạo đà cho BĐS tăng tốc 

Trong giai đoạn 2010 - 2020 khi đề án phát triển hạ tầng giao thông chưa được triển khai, thị trường phía Đông TP.HCM gần như ít được giới đầu tư chú ý. Tuy nhiên, chỉ sau khi TP. Thủ Đức được thành lập và tập trung đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với gần 70% tổng nguồn vốn đầu tư cho giao thông, khu vực này lập tức trở thành tâm điểm đầu tư BĐS, khiến giá nhà đất tại đây tăng gấp 5 -7 lần trong vài năm ngắn ngủi.

Báo cáo về thị trường bất động sản tại TP.HCM năm 2021 của DKRA cho thấy trong năm 2021, TP.Thủ Đức dẫn đầu thị trường về nguồn cung căn hộ khi chiếm 58% tổng nguồn cung. Ở phân khúc căn hộ, giá bán tại nhiều khu vực ở Thủ Đức đã vượt mức 200 triệu đồng/m2 với dòng sản phẩm hạng sang. Phân khúc căn hộ giá bán từ 50 tới hơn 100 triệu đồng/m2 ngày càng trở nên phổ biến.

Các chuyên gia nhận định giá BĐS tại TP.Thủ Đức sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi các tuyến metro được đưa vào vận hành, toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện và đi vào hoạt động.

Thế Định