Sau 20 năm chồng vợ, cuộc hôn nhân của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên sắp đi đến kết thúc buồn, khi chiều nay, TAND TP.HCM sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Chắc chắn với sự đồng tình của hai phía, những nứt vỡ tình cảm, hố sâu ngăn cách giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thì cuộc hôn nhân của họ không thể hàn gắn.

{keywords}
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Bất động sản đã chia, con cái cũng có sự lựa chọn, hiện giờ giữa hai vợ chồng họ chỉ còn khúc mắc về việc phân chia cổ phần trong các công ty. Cả hai đều muốn chiếm giữ số cổ phần lớn hơn đối phương nhằm mục đích giành quyền điều hành Trung Nguyên bởi những lý lẽ của riêng họ. 

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ thì cho rằng, sau 20 năm Trung Nguyên không còn tính mới, vì vậy phải có chiến lược, sách lược để đưa Trung Nguyên lên tầm cao, đưa Trung Nguyên đi lên vươn tầm ra thế giới. Tuy nhiên, chiến lược của ông đã bị “nghẽn” chỗ bà Thảo.

Còn bà Thảo thì lo sợ ông Vũ bị bệnh, bởi sau 49 ngày thiền ông đã trở thành con người hoàn toàn khác lạ, khác lạ từ cách ăn mặc, hành động, lời nói và đặc biệt bà lo sợ “nhóm lợi ích” phía sau ông Vũ gây lũng đoạn Trung Nguyên rồi dần dẫn đến sụp đổ. 

{keywords}
Bà Thảo cùng luật sư

Theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng số tài sản chung của vợ chồng, bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản hiện có tổng trị giá gần 8.400 tỉ đồng.

Khi được tòa cho phép đưa ra đề nghị chia tài sản, ông Vũ đã đề nghị chia số tài sản này theo tỷ lệ 70-30.

Tuy nhiên, bà Thảo không đồng ý chia tỷ lệ từ chồng. Bà đề nghị chia cho mình 51% cổ phần Công ty CP đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ 39% vì ở công ty này có 2 nhóm cổ đông. Nhóm thứ nhất là ông Vũ, mẹ và chị gái ông Vũ chiếm 70%. Với tỉ lệ này, ông Vũ có 10% cổ phần.

Vì vậy, tổng số cổ phần ông Vũ có là 49%. Một bên 51% và một bên 49% sẽ không có việc bên nào dùng ý chí của mình để áp đặt, các bên đều có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông, bà Thảo có quyền tham gia vào hoạt động của công ty này.

Trong phần tranh luận, khi đưa ra quan điểm của mình, VKS cũng không thể đưa ra được đề nghị chia tài sản cho cặp vợ chồng này như thế nào nên chỉ đưa ra đề nghị chung chung.

“Đối với các cổ phần trong các công ty, đại diện bị đơn và nguyên đơn không đồng ý với cách chia cổ phần của đối phương, theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà không thỏa thuận được thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính tới yếu tố hoàn cảnh của gia đình, công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì khối tài sản chung. Nên đại diện VKS đề nghị HĐXX cân nhắc phân chia tỉ lệ phù hợp, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên”, vị đại diện VKS nói.

Theo quan điểm của luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) về việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn thì, các cổ phần trong công ty là tài sản chung, tài sản chung trên nguyên tắc là chia đôi 50-50 nhưng Điều 59, Luật hôn nhân gia đình 2014 về nguyên tắc tài sản khi ly hôn, có nguyên tắc xem xét công tạo lập, phát triển nên tài sản.

“Nếu xét về công tạo lập, thông thường đối với các tài sản trong doanh nghiệp là cổ phần thì người nào sáng lập ra việc kinh doanh đó, kinh doanh từ đầu tới cuối thì rõ ràng người đó là người tạo lập, phát triển lên tài sản đó. Do đó, chia cho họ phần lớn là phù hợp Khoản 2, Điều 59, Luật hôn nhân gia đình. Việc chia 50-50 nó sẽ gây thiệt thòi cho người đã tạo lập nên công ty”, luật sư Dũng cho hay.

Đồng quan điểm, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cũng cho rằng “Cổ phần hay cổ phiếu đều là tài sản hoặc quyền tài sản, nguyên tắc mà nói, nó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì nó là tài sản chung. Tài sản chung theo nguyên tắc là chia đôi. Tuy nhiên, Luật hôn nhân gia đình quy định, có xem xét đến sự đóng góp công sức của mỗi bên”.

Mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói gì về con dâu?

Mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói gì về con dâu?

Mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho hay bà cảm thấy đau lòng khi đã hơn 70 tuổi mà vẫn phải hầu kiện mấy năm nay.

Đoàn Nga