Trong khuôn viên vườn cây di sản của chị Ngô Thị Thu (TP. Việt Trì, Phú Thọ) có hàng chục cây cảnh có giá trị nhưng có một tác phẩm lúc nào cũng được đặt trước cửa nhà dù nó đã được thử đặt ở những vị khác nhưng không phù hợp.

Chiêm ngưỡng cây duối cổ độc nhất vô nhị, trả giá 14 tỷ đồng không bán - 1

Tác phẩm duối cổ được đặt ngay trước dinh thự của gia chủ, mặt chính hướng vào nhà. Thân cây uốn lượn như một con rồng gọi là Long, bông tán như một vũ công trong ngày hội nên cây được đặt tên “Thiên Long vũ hội”

“Cây duối cổ Thiên Long vũ hội luôn được đặt cố định trước cửa nhà để trấn trạch, tạo phong thủy tốt. Tôi đi nhiều nước trên thế giới, họ quan niệm cây duối trồng tạo phong thủy cho gia chủ. Còn ở Việt Nam những năm gần đây mới có quan niệm như vậy”, chị Thu cho biết.

Chiêm ngưỡng cây duối cổ độc nhất vô nhị, trả giá 14 tỷ đồng không bán - 2

Cây chỉ cao khoảng 2m nhưng thân cây mộc trắng, uốn lượn mềm mại nhưng vẫn tạo thế vững chãi bởi bệ rễ bên dưới cũng như có điểm một vài cây nhỏ

Theo chủ nhân của tác phẩm duối cổ “Thiên Long vũ hội”, đã có rất nhiều đoàn nghệ nhân hay Chủ tịch các hiệp hội cây cảnh các nước như Trung Quốc, Nhật Bản… đến thăm vườn cây di sản của chị và đều công nhận cây duối này đẹp nhất Việt Nam và thế giới.

Chiêm ngưỡng cây duối cổ độc nhất vô nhị, trả giá 14 tỷ đồng không bán - 3

Điểm nhấn của tác phẩm là đoạn thân uấn hình chữ U rất nghệ thuật. Tay cành rụt rịn, bông tán tròn đều… nhìn tổng thể tác phẩm như một bức tranh nghệ thuật đắt giá hay còn gọi là “đồ cổ sống”

“Chủ tịch Hội cây cảnh nghệ thuật nước bạn sang đây rất thích cây này, có hỏi mua nhưng tôi không bán. Năm ngoái, tại Triển lãm cây cảnh Bắc Ninh đã có vị khách trả 14 tỷ đồng nhưng tôi cũng không đồng ý vì muốn giữ chơi và chưa bao giờ có ý định bán”, nữ đại gia cho hay.

Chiêm ngưỡng cây duối cổ độc nhất vô nhị, trả giá 14 tỷ đồng không bán - 4

Những tay cành nhỏ hay bông tán phụ xung quanh từ gốc lên gần ngọn được các nghệ nhân xưa tính toán rất tỉ mỉ, đạt đến độ hoàn mỹ chính vì vậy các nghệ nhân Trung Quốc … rất mê tác phẩm này

Được biết, chị Thu sở hữu tác phẩm duối cổ cách đây 17 năm cũng tại một triển lãm ở miền Nam. Thời điểm đó, chị phải bỏ ra 3,7 tỷ đồng chủ cây mới đồng ý chuyển nhượng. “Khi nhìn thấy tác phẩm tôi đã say mê, nếu không có bông tán thì tưởng một khối đá hóa thạch vì thân cây mốc trắng”, chủ nhân tác phẩm nói.

{keywords}
 
{keywords}
 

Trong vườn cây nhà chị Thu còn có một tác phẩm duối cổ có tên “Rồng Việt” đang trong quá trình tạo tác tay cành. “Khoảng vài năm nữa hoàn thiện bông tán sẽ đặt cây này bên cạnh tác phẩm Thiên Long vũ hội tạo thành một cặp đối xứng”, chị Thu cho biết

Theo chị Thu, cây duối to thì rất nhiều nhưng để có một cây duối thân uốn lượn như vậy rất hiếm. Cây phải được trồng và tạo tác từ nhỏ thì người nghệ nhân mới tính toán được sự phát triển của cây sau này như thế nào…

(Theo Dân Trí)