Là một trong 5 công ty ở miền Bắc cung cấp các sản phẩm đúc mẫu chảy và đã giai nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật, Đài Loan, ông Đặng Trần Thuỳ, Tổng giám đốc công ty Đúc kịm loại Kyoyo Việt Nam chia sẻ với VietNamNet về chiến lược của mình.

{keywords}
Ông Đặng Trần Thuỳ, Tổng giám đốc công ty Đúc kịm loại Kyoyo Việt Nam

PV: Thưa ông, xin ông có thể cho biết là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, trong năm 2020, công ty có những chiến lược và kế hoạch như thế nào để thích nghi được và vượt qua tình hình dịch bệnh như vậy?

Ông Đặng Trần Thùy: Trong năm 2020 đã có rất nhiều những biến động về kinh tế ảnh hưởng từ Covid. Đối với doanh nghiệp Kyoyo cũng là một trong những doanh nghiệp cũng có bị tác động bởi Covid. Tuy nhiên, tôi thấy là trong ngành hàng mà phát triển của công ty bây giờ đang đầu tư sản xuất kinh doanh thì cũng đang là một trong những ngành hàng rất là tiềm năng. Đó là đúc inox hay là đúc kim loại. Trong bối cảnh Covid, đối với Kyoyo thì có rất nhiều thuận lợi. Đó là sự dịch chuyển của một số đối tác đang sản xuất ở bên Trung Quốc dịch chuyển về Việt Nam, tìm kiếm cái cơ hội hợp tác với cả công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực đúc kim loại này, một trong những ngành sản xuất khó của Việt Nam.

Bây giờ đối với Kyoyo cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu miền Bắc. Trong bối cảnh này, tôi tính toán đầu tư mở rộng thêm nhà máy ra ngoài miền Bắc vào năm 2020. Công suất dự kiến trong năm 2021 là từ 50 - 60 tấn/tháng và năm 2022 trở đi thì công suất nhà máy sẽ đến 100 tấn/tháng.

PV: Trong giai đoạn dịch bệnh xảy ra, cách ly xã hội và thế giới thì đứt gãy các chuỗi cung ứng,  công ty có bị ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu hay sụt giảm đơn hàng không?

Ông Đặng Trần Thùy: Trước kia, đối tác có thể sang trực tiếp nhà máy, họ thăm nhà máy và họ chốt đơn hàng luôn. Tuy nhiên, trong dịch bệnh thì người ta không sang trực tiếp được nên là người ta phải giao dịch qua một số công cụ ví dụ như là Zalo, Gmail…

Trở ngại nữa là thời gian để đối tác xác nhận về năng lực sản xuất của mình sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, tôi thấy các đối tác đang dần thích nghi và hiện tại với doanh nghiệp Kyoyo thì đang triển khai rất tốt về sự kết nối với khách hàng nước ngoài.

{keywords}
Ông Đặng Trần Thuỳ đang trao đổi về sản phẩm
{keywords}
Sản phẩm của Kyoyo Việt Nam 

Còn về mặt hàng nguyên vật liệu, đối với nguyên vật liệu của ngành đúc thì hiện tại 100% là nguyên liệu được nhập khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm của ngành đúc là phế liệu inox nên chúng tôi có thể dễ dàng thu mua từ các doanh nghiệp của Việt Nam để dùng cho nguyên liệu đầu vào của mình.

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về năng lực cạnh tranh của công ty cũng như là tiềm năng của đơn vị, có thể sau này cung cấp vệ tinh cấp 1 cho các tập đoàn lớn như là Samsung, Thaco, Canon,..?

Ông Đặng Trần Thùy: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc thứ nhất là yếu tố con người, tầm nhìn, chiến lược của ban lãnh đạo. Thứ hai là yếu tố đầu tư vào máy móc thiết bị. Mọi thứ cần đạt quy chuẩn bài bản để đối tác, khách hàng đến tham quan, tin tưởng năng lực của mình.

Thứ ba nữa là phụ thuộc rất lớn vào quy trình sản xuất bởi điều đó sẽ đảm bảo cái sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Nhờ có quy trình tốt thì sản phẩm sẽ luôn được ổn định và chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao về chất lượng sản phẩm, nâng cao về máy móc thiết bị và chuẩn hoá quy trình sản xuất của công ty.

PV: Công ty cũng đã cung cấp hàng cho các đối tác rất là khó tính như là Nhật Bản. Từ cái kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản, rồi tới đây là các chuyên gia Hàn Quốc, công ty có chia sẻ bí kíp gì về cái sự thành công của mình?

Ông Đặng Trần Thùy: Chúng tôi nghĩ bí kíp lớn nhất là  công ty phải đặt ra tôn chỉ nghiêm ngặt để đáp ứng được rằng sản phẩm đầu ra của mình ổn định, đúng theo cam kết với khách hàng.

Để có được cái thành công như ngày hôm nay, tôi thấy được rằng đối với doanh nghiệp nước ngoài hay đối với khách hàng nói chung, công ty lúc nào cũng phải giữ chữ tín, đặt chữ tín lên hàng đầu và xây dựng không ngừng, cải tiến không ngừng các quy trình sản xuất để đảm bảo cho khách hàng yên tâm. Mặt khác, cần phải thấy rằng, thị trường thế giới rất rộng lớn. Các công ty phải chú trọng tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối với cả các doanh nghiệp nước ngoài thì mới phát triển mở rộng vững mạnh được.

Xin cảm ơn ông!

Thu Ngân (thực hiện)