- Sáng nay, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo TƯ và Thành ủy TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”.
Tham dự hội thảo có nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Ủy viên Bộ Chính trị , Phó bí thư Quân ủy TƯ, Bộ trưởng Quốc phòng); ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP.HCM)....
Ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) trao đổi cùng các đại biểu. (Ảnh: SGGP) |
Đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, địa phương; các vị lão thành cách mạng, đại biểu cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu… trong cả nước cùng tham dự.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng trò chuyện với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân |
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, hội thảo nhằm khẳng định và làm sáng tỏ các nội dung, bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực có liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Theo Thượng tướng Lê Chiêm, chủ trương và quyết tâm chiến lược mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Quá trình chuẩn bị mọi mặt của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam; sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cách mạng Việt Nam”, Thượng tướng Lê Chiêm nói.
Thượng tướng Lê Chiêm phát biểu khai mạc hội nghị |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, cùng với thời gian, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ngày càng được khẳng định, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng, khí phách quật cường và khát vọng hòa bình, độc lập của toàn thể dân tộc; thể hiện nghệ thuật chiến tranh cách mạng, sức sáng tạo vượt bậc của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
“Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn về thế bố trí chiến lược trên chiến trường, làm phá sản Chiến tranh Cục bộ, làm lung lay ý chí xâm lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tiến công tiếp theo mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân năm 1975.
Kết thúc thẳng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, lời Thượng tướng Lê Chiêm.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch đề nghị, hội thảo tập trung thảo luận làm rõ 4 nội dung, trong đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cội nguồn thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc Phòng phát biểu chỉ đạo hội thảo |
“Đó là chiến lược tiến công, dám đánh, quyết đánh và tìm ra cách đánh ngay tại sào huyệt của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Cùng với đó là sự đoàn kết thống nhất phối hợp các lực lượng được phát huy, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, kết quả của việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một bước phát triển mới.
Tầm vóc ý nghĩa, bài học kinh nghiệm từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, vận dụng vào giai đoạn sau của cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tại hội thảo, ban tổ chức đã nhận được hơn 110 bài tham luận của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, lãnh đạo nhiều địa phương và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong cả nước, đề cập toàn diện các vấn đề dưới góc nhìn khách quan, chân thực, chính xác, làm nổi bật tầm vóc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tài tử 'Biệt động Sài Gòn': Nỗi đau mất mẹ và 11 người em
Từ một đại thiếu gia sống trong nhung lụa, diễn viên Aly Dũng phút chốc rơi vào cảnh không nhà ở, một nách nuôi 14 đứa em và lần lượt từng người một ra đi.
7 năm trong 'bóng tối' của diễn viên 'Biệt động Sài Gòn'
15 năm vào nghề, diễn viên Bá Cường đóng được 15 phim, bởi anh mất 6 năm điều trị chấn thương và 7 năm lăn lộn trong công tác hậu trường với vai trò trợ lý và phó đạo diễn.
Cảnh đời cùng quẫn của diễn viên 'Biệt động Sài Gòn'
Nam diễn viên Aly Dũng từng đóng vai người lính trong phim "Biệt động Sài Gòn" hiện sống trong ngôi nhà 9 m2 tồi tàn - vốn trước kia là nơi dùng để nuôi lợn.
Văn Bình – Hồng Trâm