Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 23/4 đã từ chức sau khi một
đảng cực hữu ngừng ủng hộ chính phủ của ông, một phát ngôn viên chính phủ cho
biết.
TIN BÀI KHÁC:
TT Venezuela bác bỏ tin đồn qua đời
Chuyện những chuyến xe về làng kiếm chồng
Thủ tướng Rutte tới cung điện để trình đơn từ chức (Ảnh CNN)
Động thái trên có thể mở đường cho các cuộc bầu cử sớm ở Hà Lan, có lẽ sớm nhất là vào mùa hè này, chính phủ Hà Lan cho hay.
Vụ từ chức diễn ra sau khi đảng cực hữu rút khỏi các cuộc hội đàm về một gói thắt lưng buộc bụng trị giá 14,2 tỷ euro, tương đương 18,6 tỷ USD, theo một bản tin đăng lại trên trang web của Quốc hội Hà Lan.
Theo kế hoạch, hôm nay (24/4) các nghị sĩ sẽ nhóm họp để xem nên làm gì tiếp theo.
Nữ hoàng Beatrix đã đề nghị ông Rutte và các bộ trưởng vẫn tiếp tục giữ vị trí cho tới khi bầu cử mới diễn ra. Chính phủ của Thủ tướng Rutte dựa nhiều vào sự ủng hộ của đảng Geert Wilder vì Tự do, đảng về thứ 3 trong cuộc bầu cử Quốc hội cách đây 2 năm. Năm 2010, không đảng nào giành đủ số ghế cần thiết để thành lập chính phủ do đó ông Rutte phải liên minh với một đảng trung hữu khác. Tuy nhiên, dù liên minh thì họ vẫn chưa chiếm đa số ở Quốc hội nên tiếp tục phải nhờ cậy sự ủng hộ của đảng chống Hồi giáo của Wilders.
Đảng vì Tự do không nắm quyền kiểm soát bất cứ bộ nào của chính phủ nhưng hiệp ước liên minh gồm cả những nhân tố mà nó thúc đẩy, gồm cả lệnh cấm burqa (một loại áo dài trùm kín của phụ nữ Hồi giáo). Tuy nhiên, chưa có lệnh cấm nào được ban bố.
Đảng vì Tự do của Wilders đã đánh bại mọi phán đoán khi chiếm được 24 ghế trong quốc hội hồi tháng 6/2010, nhiều gấp đôi số ghế mà họ có trước bầu cử. Bản thân Wilders cũng phải ra vào tòa án nhiều năm vì cáo buộc kích động thù ghét chống người Hồi giáo với bộ phim gây tranh cãi của ông này là Fitna.
Bộ phim Fitna, được Wilder đăng tải trên mạng vào tháng 3/2008 đã bị cộng đồng quốc tế phản đối kịch liệt, nó chiếu những hình ảnh về khủng bố chồng lên các đoạn kinh Quran nhằm mô tả đạo Hồi như một mối đe dọa với xã hội phương Tây.
- Hoài Linh (Theo CNN)