- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền, không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Thượng viện Mỹ xem xét trừng phạt TQ thao túng tiền tệ

Ổn định tiền tệ kích thích dòng vốn tỷ USD

Thiếu tướng quân đội: Hoạt động tấn công mạng ngày càng nguy hiểm

Giải trình trước QH tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Chính phủ không hề có động thái nào về nới lỏng kiểm soát lạm phát. Chính phủ phải đẩy mạnh xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ công nên việc đặt ra kiểm soát lạm phát khoảng 4% là cần thiết”.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Quang Khánh

Ổn định giá trị đồng tiền

Theo ông, kiểm soát lạm phát cũng là một trong các giải pháp để tiếp tục kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô mà Đảng, QH đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh ổn định vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, bảo đảm các cân đối lớn về thu chi ngân sách, cung cấp điện, thanh toán vãng lai, dự trữ ngoại hối đang ở mức 60 tỷ USD, giữ mặt bằng lãi suất và giảm lãi suất ở những lĩnh vực ưu tiên, điều hành tỷ giá thận trọng, theo tín hiệu thị trường, phối hợp tốt các giải pháp điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ và ngoại thương.

“Đặc biệt, Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Ông cũng nhấn mạnh, việc ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp Chính phủ củng cố hơn nữa nền tảng tăng trưởng, tăng cường sự chống chịu của hệ thống ngân hàng trước sức ép của căng thẳng thương mại, sức ép gia tăng lãi suất của các nền kinh tế thế giới, đồng thời cơ cấu lại các lĩnh vực, ngành còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Ngoài ra, Chính phủ đang tính toán các động lực cho tăng trưởng từ nay tới năm 2020, trước khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Phó Thủ tướng nêu rõ mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là phải tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước nhưng phải bảo đảm tăng trưởng bền vững theo các nghị quyết của Đảng, QH và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững mà LHQ đã quyết nghị.

Để thực hiện Nghị quyết của TƯ, Nghị quyết số 24 của QH về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nhất là trong 3 năm qua với chuyển biến tích cực, rõ rệt và quan trọng là đi đúng hướng.

Tăng trưởng của kinh tế toàn diện ở 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ngay trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng đều ở tất cả các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, lâm nghiệp, trồng trọt thể hiện rõ kết quả của cơ cấu lại ngành này.

Tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm dần phụ thuộc vào lĩnh vực khai khoáng, dựa nhiều vào vai trò động lực của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Du lịch - dịch vụ phát triển với nhiều ấn tượng về số lượng khách quốc tế. 

Ngoài ra, tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư xuất khẩu mà còn dựa vào thị trường trong nước với mức tăng 2 con số. Năm nay tăng trưởng của thị trường nội địa tương đương với mức tăng của xuất khẩu ở mức 11-12%...

Chất lượng tăng trưởng nhanh nhưng còn chậm

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý: “Chất lượng tăng trưởng nhanh nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, không cố gắng thì nguy cơ tụt hậu vẫn còn hiệu hữu”. 

Đó là chất lượng thể chế, hạ tầng còn nhiều hạn chế. Chỉ số đổi mới khoa học công nghệ còn thấp, năng suất lao động tuy tăng nhanh nhưng so với các nước trong khu vực còn thấp.

Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ còn chậm, không tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năng suất lao động tăng do vốn, đầu tư và một phần phụ thuộc đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình quốc gia tăng năng suất lao động, tăng cường cơ cấu lại kinh tế, chuyên đổi mô hình tăng trưởng, chú trọng cả thị trường quốc tế và trong nước.

Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm Chính phủ quan tâm chỉ đạo ổn định và phát triển thị trường tài chính, giúp các chỉ tiêu đi trước kế hoạch 5 năm.

Đồng thời, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp đưa các chỉ tiêu nợ công quay trở lại các chỉ số an toàn. Nợ của Chính phủ đã giảm xuống 40% và 60% còn lại là nợ của khối tư nhân. Chính phủ đã có phương án để kiểm soát tốt nợ nước ngoài của quốc gia trong thời gian tới.

VN có thể thành ‘vịnh tránh bão’ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

VN có thể thành ‘vịnh tránh bão’ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Theo ĐB Hà Sỹ Đồng, Việt Nam có thể trở thành “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thay vì chỉ chịu tác động tiêu cực.

 

Tăng trưởng cao, lạm phát trong tầm kiểm soát

Tăng trưởng cao, lạm phát trong tầm kiểm soát

Kết quả đạt được tháng 9 và 9 tháng rất toàn diện. GDP 9 tháng tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011.

'Đổi 100 USD bị phạt bằng mức đổi 100.000 USD là không phù hợp'

'Đổi 100 USD bị phạt bằng mức đổi 100.000 USD là không phù hợp'

"Việc đổi 10 USD, 100 USD cùng mức phạt như đổi 1.000 USD hay 100.000 USD, đều là 80 triệu đến 100 triệu là không phù hợp".

Bộ trưởng Y tế: 'Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc đó bẩn'

Bộ trưởng Y tế: 'Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc đó bẩn'

“Nếu bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc đó bẩn. Nếu khoa nào để nhà vệ sinh bẩn thì trưởng khoa đó ở bẩn”, Bộ trưởng Y tế nói.

Thu Hằng - Hồng Nhì