Theo báo cáo thu nhập Q2 2020 của Intel, “chip 7nm của tập đoàn sẽ dời ngày sản xuất lại khoảng 6 tháng so với dự kiến trước đó,” đẩy lùi thời điểm ra mắt so với kế hoạch ban đầu vào cuối 2021. Trì hoãn 6 tháng này sẽ đẩy kế hoạch ít nhất tới năm 2022 hoặc có thể xa hơn; lí do bởi một “chế độ còn thiếu sót” trong chip xử lí 7nm, dẫn lời CEO của Intel- ông Bob Swan, theo thông tin của Tom’s Hardware.
Chip 7nm thế hệ tiếp theo của Intel sẽ bị trì hoãn tới 2022 |
Theo Intel, vấn đề hiện tại với chip 7nm sẽ khiến quá trình sản xuất có xu hướng chậm hơn 1 năm so với chiến lược dài hạn. Vì một vài lí do, tập đoàn này khẳng định sản xuất chậm hơn 1 năm so với dự tính sẽ chỉ dẫn tới trì hoãn 6 tháng thời gian đưa ra thị trường. Trong khi đó, đối thủ của Intel là AMD đã cho ra mắt chip Ryzen 4000 dựa trên thiết kế 7nm được một thời gian và vượt xa hiệu suất hiện tại của Intel.
Tuy nhiên, Intel không hoàn toàn chỉ gặp phải khó khăn. Công ty này vẫn theo đúng tiến độ cho ra mắt chip Gen 11 Tiger Lake (dựa theo chip đời 3 của hãng, bộ xử lí 10nm++), nhằm kế thừa chip Gen 10 Ice Lake cho laptop năm nay, đồng thời bổ sung card đồ họa được mong chờ ‘Xe’. Intel đồng thời cũng được mong đợi sẽ tung ra những sản phẩm đầu tiên của Gen 12 Alder Lake (nối tiếp Tiger Lake) vào cuối năm nay- đi kèm với CPU 10nm đầu tiên cho máy bàn đang được mong chờ của hãng.
Báo cáo tài chính Q2 của Intel cũng đưa ra những con số tích cực: doanh thu của Client Computing Group thuộc Intel (chuyên sản xuất bộ xử lí cho laptop và máy bàn) tăng 9.50 tỉ USD, 7% cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Intel cũng chú thích thêm doanh thu tăng mạnh nhờ vào nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng do dịch Covid-19. Doanh thu trong Q2 của Intel cũng tăng 19.7 tỉ USD (tương đương 20%) so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào sự tăng trưởng đáng kể của bộ phận trung tâm dữ liệu và bộ phân giải pháp bộ
Sự trì hoãn của dòng chip 7nm chỉ là một vấn đề nhỏ với Intel. Mặc dù vậy, sự phụ thuộc của thị trường vào chip của Intel như đã thấy trước đó với sự trì hoãn của dòng 10nm dự báo sẽ lặp lại với dòng chip 7nm, đặt thị trường vào nút cổ chai trong thời gian tới đây.
Tuấn Vũ (theo TheVerge)
Trung Quốc đầu tư nhiều nhất thế giới vào chế tạo chip nhớ
Trung Quốc được dự báo là nước chi nhiều nhất vào thiết bị chế tạo chip với hơn 17 tỷ USD, kế tiếp là Đài Loan với 14,5 tỷ USD và thứ ba là Hàn Quốc với 12,3 tỷ USD.