- Là nhà báo, nhà thơ, ông Dương Xuân Nam còn được nhiều người nhắc đến với cái tên “Cha đẻ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam”. Ít ai biết, sau khi về hưu, ông lại chọn một chốn đi về gắn liền với cây trái bốn mùa xanh mát.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, ngôi nhà sàn cách điệu của ông Dương Xuân Nam nằm gọn giữa vườn cây bốn mùa xanh mát và tách biệt với phố phường.

{keywords}
Ngôi nhà sàn giả gỗ của "cha đẻ" cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nằm giữa khu vườn bạt ngàn cây xanh.

Ông Dương Xuân Nam cho biết, ông là người yêu cái đẹp và thích hòa hợp với thiên nhiên nên đã chọn nơi đây làm chốn đi về sau khi nghỉ hưu. Căn nhà được xây dựng vào năm 2003 và hoàn thành vào năm 2004.

“Khi xây dựng căn nhà này, tôi đã tham khảo và nhận được lời tư vấn của rất nhiều kiến trúc sư. Tuy nhiên cuối cùng, tôi lựa chọn bản thiết kế do người bạn của con gái tôi thực hiện. Theo tôi, đó là bản thiết kế đúng ý và gần gũi với thiên thiên nhất”, ông Nam nói.

{keywords}
Căn nhà được thiết kế gần gũi với thiên nhiên.

Ngôi nhà ông Nam nói nằm ở khu Lâm Trường, Sóc Sơn, Hà Nội. Mặt sau của căn nhà tựa lưng vào núi, mặt trước hướng về 3 hồ nước xanh trong. Xung quanh ngôi nhà được bao bọc bởi bạt ngàn cây cối.

“Căn nhà được xây dựng ở vị trí cao nên mùa hè rất mát, không cần phải dùng đến máy điều hòa. 4 mặt của ngôi nhà được bao bởi 4 hành lang rộng rãi. Vì thế vào những đêm mùa hạ, trăng có thể vào tận trong phòng ngủ. Ngày mưa, hai vợ chồng tôi chỉ cần đi quanh nhà để không phải ra ngoài tập thể dục”, ông Nam hài hước khi mô tả về căn nhà của mình.

{keywords}
Sau khi về hưu, ông dành phần lớn thời gian để chăm sóc cho nơi ở này.

Theo chia sẻ của ông Nam, sau khi về hưu, ông dành phần lớn thời gian của mình để chăm sóc cho ngôi nhà này.

“Ngoài các cây thuốc Nam, tôi còn trồng ở vườn hàng trăm gốc bưởi và rất nhiều cây ăn quả. Tôi cũng dành một khoảng vườn nhỏ trồng cây lá dong để ngày Tết gói bánh chưng. Quan trọng hơn, loại cây này giúp tôi bớt nhớ quê hương mỗi khi Tết đến xuân về”, ông Nam chia sẻ.

{keywords}
Ông Dương Xuân Nam trồng rất nhiều cây ăn trái trong khu vườn của gia đình.

Với quan điểm sống hòa hợp với thiên nhiên nên toàn bộ cây trái trong vườn đều được gia đình ông chăm sóc theo phương pháp thân thiện với môi trường.

“Tôi không bao giờ sử dụng thuốc trừ sâu khi làm vườn. Cây trái trong nhà nếu ăn không hết, tôi mang cho anh em, hàng xóm và những người bạn đến chơi”.

{keywords}
Hàng trăm gốc bưởi được ông chăm sóc cẩn thận mỗi ngày.

Ông Nam cho biết, chính vì ngôi nhà nằm tách biệt với phố phường đông đúc nên đây được xem là nơi tụ hội văn chương của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

{keywords}
Ngôi nhà là nơi tụ hội của bạn bè và giới văn nghệ sĩ.

“Cuối tuần vừa rồi chúng tôi vừa đón các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Thị Minh Thái, Khuất Bình Nguyên, Lê Hoài Nguyên, Nguyễn Quang Thiều... Chúng tôi ngồi với nhau, uống chén trà thế mà rất nhiều tác phẩm thơ, văn đã được ra đời”, nhà văn, nhà thơ Dương Xuân Nam giới thiệu.

Vị “Cha đẻ của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam” cũng không giấu lòng mình khi tâm sự, sau những thăng trầm của cuộc sống và những ồn ào náo nhiệt nơi phố phường thì điều ông thấy thảnh thơi nhất chính là được sống và thưởng ngoạn không khí yên bình của núi rừng nơi đây.

Xem thêm hình ảnh chốn đi về của ông Dương Xuân Nam:

{keywords}
Ngôi nhà sàn ở thế tựa sơn nghinh thủy (lưng vào núi, mặt hướng ra hồ nước).

 

{keywords}
Bốn mặt quanh nhà được bao bọc bởi hành lang rộng rãi.

 

{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
Đồ đạc trong nhà được bố trí gọn gàng, giản dị.

 

{keywords}
Những vật kỷ niệm được ông Nam lưu giữ cẩn thận.
{keywords}
Quanh nhà bao phủ bởi cây trái và hoa.

 

{keywords}
 
{keywords}
Vốn là người yêu cái đẹp và thích hòa hợp với thiên nhiên, ông Nam trồng ở vườn rất nhiều cây trái, rau củ.

 

{keywords}
Đào khoe sắc rực một khoảng trời.
{keywords}
 
{keywords}
 

 

 

 

{keywords}
Hoa thắm bốn mùa.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
Rau quả ở vườn được chăm sóc theo lối thân thiện với môi trường, ông không dùng thuốc trừ sâu.

 

Ông Dương Xuân Nam (còn gọi là Dương Kỳ Anh) sinh 1948 tại (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, cựu Tổng biên tập báo Tiền Phong. Ngoài ra, ông còn được biết đến là người đầu tiên đưa cuộc thi sắc đẹp danh tiếng dành cho phụ nữ đến với Việt Nam, do đó người ta thường gọi ông bằng cái tên - "Cha đẻ của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam". Ông đã đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam (cuộc thi Hoa hậu đầu tiên, lâu đời và quy mô lớn nhất Việt Nam) suốt thời gian từ 1988 đến 2012.
'Chốn lưu ẩn' bất ngờ của Trung tướng Hữu Ước

'Chốn lưu ẩn' bất ngờ của Trung tướng Hữu Ước

Khởi công xây dựng từ năm 2014, đến nay, Trung tướng Hữu Ước cho biết, ông đã hoàn thành tâm niệm xây dựng Khu văn hóa tâm linh tại Sóc Sơn, Hà Nội. Đây cũng là di nguyện của bà Nguyễn Thị Lý - người vợ quá cố của ông.

Chuyện chưa kể về bóng hồng sau cùng trong đời tướng Ước

Chuyện chưa kể về bóng hồng sau cùng trong đời tướng Ước

“Trong đời tôi không thiếu những bóng hồng muốn gắn bó nhưng kết hôn với một người đàn bà khác thì chắc là không bao giờ. Vợ là mối tình đầu tiên và cũng là mối tình sau cuối của tôi”, Trung tướng Hữu Ước chia sẻ.

Vũ Lụa - Ngọc Trang

Ảnh: Phạm Hải