Chiều 28/12, nhân kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam và 25 năm tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã tổ chức gặp mặt các nguyên tỉnh ủy viên từ năm 1997 đến nay.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự vui mừng khi gặp lại các nguyên tỉnh uỷ viên từ năm 1997 đến nay.

{keywords}
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt
{keywords}
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi các lãnh đạo nguyên tỉnh uỷ viên tỉnh Quảng Nam

Chủ tịch nước đánh giá cao sự cố gắng của tỉnh Quảng Nam. Từ một địa phương nghèo nhất cả nước, thu ngân sách được 120 tỷ, từ 3 - 4 năm trước, Quảng Nam đã trở thành một trong những địa phương có ngân sách điều tiết về Trung ương. Cơ sở vật chất của tỉnh đã đổi thay rất lớn như sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông, nhiều nhà máy lớn được xây dựng.

Đến nay, các chỉ số phát triển của tỉnh là đáng tự hào, nhưng điều quan trọng hơn đó là xác định được lối ra và cách làm.

Cụ thể, tỉnh tập trung 3 nhiệm vụ phát triển là công nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ và cơ khí; dịch vụ, đặc biệt là du lịch;nông nghiệp. 

Chủ tịch nước nhận định, GDP bình quân của Quảng Nam còn thấp so với bình quân chung cả nước. Giao thông miền núi còn khó khăn, nhiều xã miền núi mùa mưa không đi được, tình trạng đe dọa thiên nhiên trong đời sống người dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với những địa phương khác...

Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường, sau hơn 25 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam đã có bước chuyển cơ bản, rõ nét về cơ cấu kinh tế, từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ.

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 25 năm đạt 9%/năm; quy mô nền kinh tế đạt 102.654 tỷ đồng, gấp hơn 40 lần so với năm 1997. GRDP bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng/người/năm, gấp 38 lần so với thời điểm mới tái lập tỉnh.

“Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 19,5% lên 63,2%; lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,5% xuống còn 36,8%”, ông Cường thông tin.

Ông Cường cho hay, hoạt động du lịch trong tỉnh có bước phát triển nhanh. Năm 2019 tỉnh Quảng Nam đón gần 8 triệu lượt khách, trong đó 4,6 triệu lượt khách quốc tế.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây do bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bị giảm sút nghiêm trọng. Tỉnh đang tích cực đề ra nhiều giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian đến.

"Cần một ý chí, một khát vọng"

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Quảng Nam cần có  ý chí, khát vọng của người dân xứ Quảng trong thời gian tới. 

“Thứ nhất, Quảng Nam cần phát triển hạ tầng đồng bộ, trong đó, sân bay, cảng biển cần tập trung hơn nữa. Thường xuyên rà soát mọi mặt của khu kinh tế mở Chu Lai để tiếp tục phát triển đồng bộ mọi mặt…

Thứ hai, giữ gìn, phát huy phẩm chất của con người xứ Quảng kiên trung, bất khuất, dám nghĩ, dám làm. Đặc biệt, giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc quê nhà”.

Tiếp theo, kết hợp chặt chẽ với Đà Nẵng, Thiên Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà về mọi mặt từ kinh tế, văn hoá và đặc biệt là du lịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tỉnh uỷ Quảng Nam cần quan tâm đến 9 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện miền núi cao là cái nôi của cách mạng, nơi thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên...

>> Xem Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam.

Chủ tịch nước: Đà Nẵng cần định hướng trở thành TP quốc tế

Chủ tịch nước: Đà Nẵng cần định hướng trở thành TP quốc tế

Đà Nẵng không nên tự so sánh mình với các địa phương khác, thay vào đó cần mạnh dạn so sánh với các thành phố trong khu vực để có chiến lược cạnh tranh xứng tầm.

Công Sáng - N.Hiền