Ông Patrick Regis, Chủ tịch Rolls Royce Việt Nam cho biết, khi tuyển dụng người làm việc vào công ty hàng hải mà ông cũng đang phụ trách, điều kiện bắt buộc tất nhiên là khả năng giỏi về tiếng Anh, kỹ năng cũng quan trọng. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất mà ông thường phỏng vấn các ứng viên là "Bạn sẽ mang lại điều gì cho công ty nếu gia nhập công ty của tôi?"

Cùng với ý kiến của Patrick, nhận định từ một báo cáo của ĐH Harvard về giáo dục Việt Nam được TS. Đỗ Huy Thịnh, Giám đốc Trung tâm SEMEO RETRAC một lần nữa đưa ra với các nhà đào tạo, tuyển dụng đến từ Anh.
TS. Đỗ Huy Thịnh: Những kiến thức được cung cấp trong trường không phải là những gì SV cần học và cũng không phải là những gì thị trường lao động cần.
Trong khi ở Nam Định đang dấy lên câu chuyện "nói không" với đào tạo theo nhu cầu xã hội (nhu cầu học tại chức, học đại học), ở TP.HCM trong tuần này cũng vừa diễn ra hội thảo bàn chuyện thiếu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Khoảng 50% sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm theo đúng chuyên môn. Điều đó cho thấy khoảng cách giữa kiến thức được trang bị trong trường học với nhu cầu thực tế của xã hội là rất lớn.
"Sinh viên đang học cái xã hội không cần" là nhận định từ báo cáo một báo cáo của ĐH Harvard năm 2008 được TS. Đỗ Huy Thịnh, Giám đốc Trung tâm SEMEO RETRAC trích dẫn tại hội nghị giáo dục Nâng cao khả năng tuyển dụng cho SV tốt nghiệp do Hội đồng Anh tổ chức tại TP.HCM ngày 17/10 vừa qua.
TS. Đỗ Huy Thịnh cho biết: Những kiến thức được cung cấp trong trường không phải là những gì SV cần học và cũng không phải là những gì thị trường lao động cần. Mục tiêu của đại đa số SV là học để vượt qua được các kỳ thi, và hầu hết bài thi dựa vào lý thuyết.
Ông đánh giá: Vai trò của SV không được đề cao. Họ học tập đối phó và không có động lực học tập cao. Thiếu sự liên kết giữa đơn vị đào tạo và thị trường lao động.
TS Lê Quang Minh, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM nhận định:
"Có một nghịch lý là các chương trình đào tạo sau trung học của Việt Nam đã rất lạc hậu nhưng vẫn tồn tại.
Các trường cao đẳng và đại học nói chung đang đào tạo cái mà mình có, chứ không phải cái xã hội cần, ngược với xu hướng của các đại học trên thế giới hiện nay.
Mỗi hệ đào tạo đó có một định nghĩa riêng về chất lượng, nhưng đều không có mối liên hệ với thực tế. Do cái định nghĩa riêng đó mà các trường đều cảm thấy "tôi có chất lượng".
Ông nói thêm về hiện tượng "bắt đầu thấy tác động trở lại của xã hội với những chương trình giảng dạy không phù hợp, dẫn đến nhiều ngành phải đóng cửa trong năm tuyển sinh này".
Tuy nhiên, tác động này chỉ tác động lên một số ngành chứ "chưa đụng tới cả một trường".
TS Lê Quang Minh, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM: "Bắt đầu thấy tác động trở lại của xã hội với những chương trình giảng dạy không phù hợp, dẫn đến nhiều ngành phải đóng cửa trong năm tuyển sinh này".
Giải thích cho điều này, vị GS từng có kinh nghiệm lãnh đạo nhiều ĐH công lập lớn của nhà nước cho hay:
Hệ thống luật pháp cho giáo dục ở Việt Nam chạy theo sự phát triển của xã hội chứ không đi trước sự phát triển xã hội. Ví dụ, dường như các nhà soạn luật giáo dục đại học đang chờ cái trường này phát triển ra sao rồi sửa chứ không phải làm luật để trường đó phát triển.
Chất lượng nguồn nhân lực yếu kém do ai?
Ông Ian Kinder, Giám đốc điều hành Ủy ban việc làm và Kỹ năng nghề Vương quốc Anh cho biết sinh viên ở quốc gia này cũng đang đối mặt với việc thiếu kỹ năng phù hợp ở mức độ cao. Chỉ có 1/4 nhà tuyển dụng tuyển nhân viên vừa mới tốt nghiệp. Lý do chính được nêu ra là sinh viên thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng cho công việc.
Vậy trách nhiệm của ai, nhà tuyển dụng, cá nhân, trường đại học hay chính phủ phải giải quyết vấn đề này?
Một số mô hình đã thành công, chẳng hạn sự bắt tay để cùng thắng (win-win) giữa doanh nghiệp và trường đại học. Doanh nghiệp tài trợ các hợp đồng nghiên cứu, tài trợ sinh viên, sắp xếp chỗ thử việc, chia sẻ kiến thức công ty tại nơi làm việc....
Trường đại học Dundee (Anh) đã lập kế hoạch phát triển cá nhân cho tất cả sinh viên, hỗ trợ việc làm, tổ chức các cuộc thi và sự kiện cho sinh viên để tham gia với doanh nghiệp.
Chính phủ Anh hỗ trợ việc làm cho sinh viên thông qua việc môi giới việc làm và các dự án tài trợ. Một vấn đề quan trọng nhất là các nhà tuyển dụng, chính phủ và các cá nhân có trách nhiệm trong việc cải thiện kỹ năng làm việc.
Ông Terry Dray, Giám đốc trung tâm phát triển việc làm cho SV tốt nghiệp ở ĐH Liverpool John Moores, chương trình thế giới công việc tại đại học này nhấn mạnh vào việc trang bị những kỹ năng cho SV để dễ kiếm việc làm.
Nâng cao khả năng tuyển dụng cho sinh viên
Theo ông Terry Dray, Giám đốc trung tâm phát triển việc làm cho SV tốt nghiệp ở ĐH Liverpool John Moores, chương trình thế giới công việc tại đại học này nhấn mạnh vào việc trang bị những kỹ năng cho SV để dễ kiếm việc làm.
Kỹ năng này bao gồm: tự quản, làm việc nhóm, thấu hiểu người tiêu dùng và nhận biết kinh doanh, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, ứng dụng tính toán và ứng dụng công nghệ thông tin.
Ông cho biết: trên thị trường lao động ngày nay, điều được thừa nhận là SV tốt nghiệp cần cả kiến thức giáo dục đầy thách thức và kỹ năng cao để có thể tìm được việc làm.

Câu hỏi quan trọng nhất với các ứng viên là "Bạn sẽ mang lại điều gì cho công ty nếu bạn gia nhập công ty của tôi?"
Patrick Regis, Chủ tịch Rolls Royce Việt Nam

Tại Việt Nam, theo tiến sĩ Đỗ Huy Thịnh, một trong những trở ngại lớn nhất của sinh viên trong tìm kiếm việc là khả năng tiếng Anh.
Một ví dụ được ông Thịnh dẫn chứng là tuyển dụng nhân sự của Intel tại TP.HCM chỉ có 5% ứng viên được tuyển trong tổng số 2000 ứng viên, vượt qua được bài kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn của Intel. Trong số đó, chỉ có 40 người có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận đây là kết quả thấp nhất ở những nước mà họ đầu tư.
Gần đây nhất, theo khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB), thiếu kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên mới tốt nghiệp là yếu kém luôn được nhà tuyển dụng nhắc tới.
Ông Patrick Regis, Chủ tịch Rolls Royce Việt Nam: "Bạn sẽ mang lại điều gì cho công ty nếu gia nhập công ty của tôi?"
Ông Patrick Regis, Chủ tịch Rolls Royce Việt Nam cho biết, khi tuyển dụng người làm việc vào công ty hàng hải mà ông cũng đang phụ trách, điều kiện bắt buộc tất nhiên là khả năng giỏi về tiếng Anh, kỹ năng cũng quan trọng.
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất mà ông thường phỏng vấn các ứng viên là "Bạn sẽ mang lại điều gì cho công ty nếu gia nhập công ty của tôi?"
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho thấy, hiện nay, chỉ bằng cấp là không đủ, sinh viên cần phải được trang bị nhiều hơn nữa về kỹ năng mềm, khả năng tiếng Anh, thái độ làm việc. Các trường đại học cần chủ động bắt tay với doanh nghiệp để có môi trường thực hành tốt nhất cho sinh viên. Theo chuyên gia giáo dục từ Vương quốc Anh, việc đầu tiên quan trọng nhất vẫn là hoàn thiện hệ thống luật pháp cho giáo dục.
  • Hương Giang

Chỉ 3% doanh nghiệp muốn bắt tay với đại học
Khảo sát của Ngân hàng thế giới cho thấy, có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường ĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm.
 
Tại sao Nam Định 'nổ súng' vào dân lập, tại chức?
Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định thẳng thắn, ngày trước mình cũng học tại chức và nguyên chủ tịch tỉnh cũng vậy nên ông biết chất lượng của hệ đào tạo này như thế nào.<br />
 
Tuyển tại chức là 'nuôi báo cô viên chức'?
Thông tin ban đầu chưa đầy đủ về chuyện "nói không" với dân lập, tại chức của Nam Định lập tức thành sức nóng, khi lọt vào danh sách bài đọc nhiều nhất ở các báo, và cùng với đó thu nhận được lượng phản hồi lớn.
 
Nam Định 'nói không' với dân lập, tại chức
Danh sách những người bị loại khỏi cuộc thi công chức tỉnh Nam Định năm 2011 chỉ vì lý do: tốt nghiệp trường dân lập. Thông báo này được đăng tải công khai trên trang web của Sở Nội vụ tỉnh Nam Định trước ngày thi gần 2 tháng.