Trong giai đoạn đầu được cử vào cai quản Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã xây được một vùng lãnh thổ hùng mạnh, có thể đánh bại bất cứ thế lực ngoại bang nào.
A. Chúa Tiên
Đáp án chính xác là Chúa Tiên.
Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) là vị chúa đầu tiên của dòng họ Nguyễn ở ĐàngTrong. Nguyễn Hoàng sinh năm 1525 mất năm 1613. Năm 1558, lo sợ anh rể Trịnh Kiểm sát hại, ông đã xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm thấy, đây là vùng đất hoang vu, lại có thể đẩy đi một mầm họa lớn nên đã đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào nam trấn thủ. Đây chính là sự kiện đã mở đầu cho thời kỳ nắm quyền của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài hàng thế kỷ sau đó. Sau khi vào Đàng Trong, Nguyễn Hoàng và các thế hệ con cháu của mình đã củng cố chính quyền, mở rộng lãnh thổ, xây dựng quân đội, dần dần thoát khỏi sự kiểm soát của các chúa Trịnh.
B. Chúa Sãi
C. Chúa Hiền
A. Thăng Long (Hà Nội)
B. Ninh Bình
C. Thanh Hóa
Đáp án chính xác là Thanh Hóa.
Quê hương của các chúa Nguyễn ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hàng Tung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn là Nguyễn Kim, một đại thần của nhà Hậu Lê, vốn có nhiều công lao trong việc đánh đuổi thế lực họ Mạc, giúp nhà Lê giành lại chính quyền. Tuy nhiên khi đang ở đỉnh cao quyền lực,ì Nguyễn Kim bị tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Sau khi Nguyễn Kim chết, quyền lực được giao lại cho con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm vì lo sợ các con Nguyễn Kim nên giết hại người con cả, Nguyễn Hoàng sợ quá phải chạy vào Nam.
A. Nguyễn Phúc Nguyên
B. Nguyễn Phúc Lan
Đáp án chính xác là Nguyễn Phúc Lan.
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), thủy quân người Việt đã lần đầu đánh bại hạm đội của châu Âu trên biển. Năm 1644, được tin hạm đội Hà Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn, chúa Nguyễn Phúc Lan tập trung quần thần lấy ý kiến. Lúc đó, thế tử Nguyễn Phúc Tần chưa được lệnh của cha đã đốc suất chiến thuyền tiến thẳng, bất ngờ đột kích. Chúa Nguyễn Phúc Lan nghe tin thế tử đi một mình nên sợ, tự đốc suất đại binh tiếp ứng. Vừa tới cửa biển, trông khói đen bốc mù trời ở phía xa, chúa liền ra lệnh cho các quân tiến lên. Tới khi được tin thắng trận, chúa mừng lắm. Dù trách móc vì thế tử Phúc Tần tự quyết nhưng chúa vẫn khen ngợi và trọng thưởng. Chiến thắng trước Hà Lan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan là lần đầu tiên thủy quân Việt Nam đánh thắng một lực lượng thủy quân từ châu Âu.
C. Nguyễn Phúc Chu
A. Đặng Thị Huệ
B. Tống Thị
Đáp án chính xác là Tống Thị.
Tống Thị là vợ lẽ của Nguyễn Phúc Kỳ, người con trưởng đột ngột qua đời của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chị dâu của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan. Sau này, nhờ vào nhan sắc, Tống Thị mê hoặc được chúa Thượng. Từ ngày có Tống thị ở bên, trở nên nóng nảy, xa xỉ, bỏ bê quốc sự. Năm 1640, thấy biên cương không có gì đáng lo, chúa quay sang chăm yến tiệc vui chơi, xây dựng cung thất công dịch không ngớt. Thấy vậy, nội tán họ Phạm, một người cương trực, can gián Chúa nghe rồi tức thì ra lệnh đình bãi các việc xây dựng lâu đài, dần lánh xa Tống thị và quan tâm việc chính sự trở lại. Về sau Tống Thị lại quay sang quyến rũ Nguyễn Phúc Trung, nhưng lại câu kết với chính quyền họ Trịnh nên bị giết bêu đầu ở chợ.
C. Tống Hoa
A. Thân Nhân Trung
B. Đào Duy Từ
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đáp án chính xác là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là người đã khuyên Nguyễn Hoàng nên vào Nam xây dựng cơ đồ với câu nói đi vào sử sách “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” - một dãy Hoàng Sơn có thể dung thân muôn đời. Quả đúng như tiên đoán của Trạng Trình, quyết định di cư vào Nam của Nguyễn Hoàng không chỉ giúp ông thoát khỏi âm mưu sát hại của Trịnh Kiểm mà còn mở ra cơ đồ cho con cháu sau này
A. 8
B. 9
Đáp án chính xác là 9.
Tính từ khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam năm 1558 đến khi bị khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ năm 1777, đã có tổng cộng 9 đời chúa Nguyễn cai quản vùng đất Đàng Trong gồm: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu, chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ, chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát, chúa Định Nguyễn Phúc Thuần.
C. 10
Tiểu Uyên
Vua nào của triều Mạc từng sử dụng cây đại đao nặng hơn 30kg?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc dù tồn tại trong khoảng thời gian không dài nhưng đã có những đóng góp nhất định trên một số lĩnh vực, được hậu thế ghi nhận.
Triều đại nào có tới 9 vị vua bị bức tử?
Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, quyền lực rơi vào tay các bề tôi, triều đại này có tới 9 vị vua bị bức tử.
Vị vua vĩ đại nào cuối đời chết bởi nghi án bị vợ đầu độc?
Với tài kinh bang tế thế xuất sắc, ông được hậu thế ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, nhưng tiếc là, đến cuối đời lại chết bởi nghi án bị chính vợ mình đầu độc.
Người Việt nào được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài?
Gắn với quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta từng sản sinh ra những nhà kỹ thuật quân sự xuất sắc. Trong số đó, có người thậm chí còn được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ngoài.
Sứ thần nào của nước ta từng đánh bại thần cờ Trung Quốc?
Khi đi sứ sang Trung Quốc, bằng tài năng và bản lĩnh hơn người, nhiều sứ thần nước ta đã góp phần làm vẻ vang đất nước, để lại câu đối để đời, những áng văn hay khiến các nước lân bang phải khâm phục.
Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?
Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.