Theo Reuters, Ny-Ålesund là một thị trấn nhỏ ở đảo Spitsbergen, thuộc quần đảo Svalbard của Na Uy. Trong giai đoạn 1916-1962, thị trấn này chủ yếu hoạt động để phục vụ những công nhân khai thác than. Nhưng sau một vụ sập hầm, Chính phủ Na Uy đã đóng cửa mỏ than.

Từ đó đến nay, Ny-Ålesund đã trở thành một trạm nghiên cứu, là nơi làm việc của các nhà khoa học tới từ khắp nơi trên thế giới.

Xe trượt tuyết là phương tiện di chuyển chính ở Ny-Ålesund. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học di chuyển về khu định cư khi mặt trời lặn. Ảnh: Reuters
Một hang động băng ở Ny-Ålesund. Ảnh: Reuters

Ny-Ålesund nằm sâu trong Vòng Bắc Cực, cách cực Bắc của Trái Đất khoảng 1.200km, có khoảng 35 nhà khoa học thường xuyên làm việc và sinh sống tại đây. Vào mùa hè, số lượng nhà khoa học có thể lên tới 100 người.

Thời tiết khắc nghiệt là thử thách lớn nhất với những người làm việc tại Ny-Ålesund. Nhiệt độ thấp nhất ở đây có thể xuống tới -37,2 độ C. Vào mùa hè, nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 5,5 độ C, được đo vào tháng 3/2022.

Một nhà khoa học lấy mẫu tuyết để phân tích. Ảnh: Reuters
Khu vực trạm khoan phục vụ mục đích khoa học. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học thu thập lõi băng từ các trạm khoan. Ảnh: Reuters

Quần đảo Svalbard là môi trường sống tự nhiên của gấu Bắc Cực, nên các nhà nghiên cứu tại đây cũng có nguy cơ phải đối mặt với chúng trong cuộc sống hàng ngày. Một chuyên gia địa chất học cho biết, gấu Bắc Cực thích đi bộ dọc theo con đường từ thị trấn tới đài quan sát Zeppelin, và họ thường phải chờ chúng đi qua rồi mới di chuyển tới nơi làm việc.

Một nhà khoa học dọn tuyết trước cửa nhà. Ảnh: Reuters
Các loài chó bản địa là bạn đồng hành của các nhà khoa học. Ảnh: Reuters
Những ngôi nhà rải rác tại Ny-Ålesund. Ảnh: Reuters
Tuyết màu dưa hấu tan chảy đáng sợ tại Bắc Cực

Tuyết màu dưa hấu tan chảy đáng sợ tại Bắc Cực

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố bởi các nhà khoa học châu Âu, tuyết ở một số nơi của Bắc Cực có màu hồng (còn gọi là màu dưa hấu) do hiện tượng bùng phát tảo đỏ trong nước đông lạnh, và hiện tượng này làm cho các sông băng ở Bắc cực tan chảy nhanh hơn.