Nhưng tại sao lại dùng hình ảnh “cưỡi ngựa xem hoa”, thoạt nghe chẳng liên quan gì đến chuyện “qua loa, đại khái” cả?
Thực tế câu này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian. Ngày xửa ngày xưa, tại một vùng nọ, có anh chàng công tử con nhà giàu có nhưng lại không may bị dị tật bẩm sinh, chân đi cà nhắc. Chính vì chân tật nguyền nên dù tuổi đã quá ba mươi nhưng anh không tài nào lấy được vợ. Gia đình anh rất lo lắng, không biết phải làm sao. Cuối cùng, sau nhiều lần cân nhắc, họ quyết định đi tìm đến cầu cứu một bà mai có tiếng trong vùng, với hy vọng bà có thể giúp cho anh yên bề gia thất.
Sau khi suy tính thiệt hơn, bà mai giới thiệu anh cho một tiểu thư nhà nọ. Cô này cũng là con nhà quyền quý, tuy nhiên cô vốn bị tật sứt môi, gương mặt xấu xí nên hai mươi tám tuổi mà vẫn chẳng thể nào lấy được chồng. Tuy nhiên khi kể cho anh chàng công tử này nghe, bà mai giấu nhẹm chuyện dị tật đó, chỉ kể những đức hạnh của cô tiểu thư, khiến anh ta ảo tưởng rồi đem lòng mê đắm, quyết tâm sánh duyên với nàng cho bằng được. Bà cũng bày kế cho anh đến ngày hai người gặp nhau thì hãy cưỡi ngựa sang thăm nàng, như vậy không ai còn nhận ra rằng chân anh bị cà nhắc nữa. Anh chàng hớn hở thưởng cho bà mai rất hậu, yên tâm mình sẽ cưới được nàng tiên.
Xong xuôi, bà mai lại qua nhà cô gái để giới thiệu về anh nhà giàu. Bà ca tụng anh đủ điều, chỉ giấu tật chân đi cà thọt. Nghe xong, cô gái cũng khấp khởi muốn lấy được anh chàng, nhưng lại ngại bản thân mang dị tật. Bà mai liền bày kế cho cô khi đến ngày hẹn cứ cầm một bông hoa để trên miệng, giả vờ e thẹn, vừa ngắm vừa thưởng thức hương hoa. Cô gái nghe xong mở cờ trong bụng, rút ngay cây trâm tặng bà.
Đến ngày hẹn, cả hai làm theo ý bà mai, một bên “cưỡi ngựa”, một bên “xem hoa”. Họ diễn rất giỏi nên không ai thấy được khuyết điểm của người còn lại. Cuộc gặp tốt đẹp, hai gia đình quyết định tiến đến hôn nhân. Đêm động phòng, chàng trai và cô gái mới biết được khuyết tật của nhau thì đã muộn.
Từ đó, người ta dùng thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” để chỉ những việc làm có tính chủ quan, qua loa mà không suy xét kĩ.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
3 nghĩa ít người biết đến của từ ‘tơi bời’
Ta thường dùng từ “tơi bời” để chỉ trạng thái “bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Thực tế từ này vốn có những mà ít người biết đến.
Từ ghép hiếm gặp - 'Miên viễn' có nghĩa là gì?
Có thể thấy đây là một từ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt. Tuy nhiên, từ này đang dần dần biến mất khỏi cuộc sống.