Sản phẩm ứng dụng AI - bước tiến trong ngành điện tử
Chuyển đổi số là xu thế hiện tại. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp dồn nhiều vật lực, đầu tư mạnh mẽ cho hành trình này. Là một trong những tên tuổi lớn trong ngành điện tử thế giới, trong những năm qua, LG liên tục cập nhật, cải tiến về công nghệ để có thể mang đến đa dạng sản phẩm, thích ứng với nhiều lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại viễn thông, big data...
AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Trên thế giới và tại Việt Nam, AI được các chuyên gia xem là một trong những công nghệ then chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nó được kỳ vọng sẽ thúc đẩy và lan tỏa sự phát triển của công nghệ trong tương lai.
Đại diện LG cũng nhận định AI là một trong những vấn đề cốt lõi trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số - chiến lược dài hạn mang lại sự thay đổi lớn mạnh trong hiện tại và tương lai. Điển hình có thể kể đến chính là LG ThinQ - công nghệ hứa hẹn thay đổi thói quen sử dụng thiết bị điện tử gia dụng của người dùng hiện đại.
LG ThinQ không chỉ đơn thuần là một giao diện trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong các thiết bị gia dụng của LG, mà còn đóng vai trò như một trợ lý ảo, giúp cho việc gợi nhắc và hoàn tất các tác vụ trở nên đơn giản hơn nhiều lần. LG ước tính, ứng dụng này trong được tải xuống hơn 30 triệu lần. Đại diện LG cho rằng đây là một dấu hiệu đón nhận khả quan, cho thấy người dùng hiện đại đã và đang bước vào hành trình đổi mới thói quen sinh hoạt, chủ động tìm kiếm các giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao chất lượng sống.
Người dùng có thể kiểm soát tất cả các thiết bị điện tử sử dụng ở mọi không gian sống với sự hỗ trợ của LG ThinQ |
AI còn được LG tích hợp trên các dòng sản phẩm điện gia dụng, khác điển hình như máy giặt LG AI DD. Động cơ truyền động trực tiếp tích hợp trí tuệ nhân tạo vận hành dựa trên việc nhận biết khối lượng giặt và chất liệu vải để tự động chọn lựa chế độ giặt tối ưu nhất, vừa giúp giặt sạch quần áo, vừa bảo vệ sợi vải bền hơn.
Hay với các dòng TV OLED hàng đầu của LG, chỉ với một câu lệnh đơn giản “Hi LG”, người dùng có thể kích hoạt chế độ rảnh tay và điều khiển TV bằng giọng nói mà không cần đến điều khiển thông minh. Hơn nữa, chức năng bảng điều khiển tổng thể trên TV sẽ giúp người dùng giám sát hoạt động các thiết bị gia dụng trong nhà tiện lợi và đồng nhất.
Làm việc hay giải trí, các thiết bị ứng dụng công nghệ AI của LG sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày. |
Đầu tư vì tương lai
LG Technology Ventures - quỹ đầu tư mạo hiểm mảng công nghệ của LG tại Silicon Valley (Mỹ) đã đầu tư khoảng 69 triệu USD vào 24 công ty khởi nghiệp liên quan đến trí tuệ nhân tạo. LG còn “phủ sóng” các bộ phận phát triển AI tại các trung tâm nghiên cứu toàn cầu của mình tại: Mỹ, Canada, Nga… Đồng thời, LG thành lập tổ chức nghiên cứu (Think Tank) vào tháng 12/2020 nhằm mục đích nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề phát triển AI như: phân tích dữ liệu lớn và đưa ra các quyết định tối ưu, nhận diện vấn đề và xử lý tình huống dựa trên giọng nói và hình ảnh video. Đây là chiến lược đầu tư dài hạn của “ông lớn điện tử” này trong nghiên cứu và phát triển về AI.
Bên cạnh chú trọng phát triển mảng trí tuệ nhân tạo, LG còn đầu tư các trung tâm nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Năm 2019, LG đã cải tiến Trung tâm điện toán đám mây của mình thành Trung tâm Công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp này đã phát hành dịch vụ lưu trữ đám mây có tên LG Cloud, cho phép người dùng quản lý và khai thác dữ liệu trên nhiều thiết bị của hãng như: smartphone Android, máy tính và SmartTV. Người dùng từ máy tính cũng có thể tải ảnh đã chỉnh sửa lên LG Cloud để xem lại trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Thương mại hóa mạng di động cũng được xem là một trong những hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp điện tử lớn hiện nay. Không nằm ngoài “dòng chảy”, LG gia nhập Next G Alliance - tổ chức hướng đến mục tiêu phát triển và thương mại hóa mạng di động 6G. Theo thông tin từ LG, mạng di động 6G dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2029 và công nghệ này sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và độ tin cậy cao hơn 5G hiện nay, cung cấp trải nghiệm kết nối nâng cao cho người dùng.
Trong năm 2019, LG đã khai trương Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) tại Hàn Quốc, cũng như hợp tác với Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc để nghiên cứu các công nghệ 6G nhằm chuẩn bị cho phát triển ứng dụng mạng này trong tương lai.
Ngọc Minh