Nhiều người dân sinh sống xung quanh khu vực kho Rạng Đông bị cháy đêm 28/8 đang lo lắng về môi trường sống của gia đình. 

Chị Phương Thảo (ở Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết:

"Người dân sinh sống ở khu chung cư chúng tôi mấy ngày nay rất lo ngại. Từ tối hôm qua (29/8), sau khi đi làm về nhà, tôi thấy bức bối và khó thở. Không dám mở cửa nhưng tôi có cảm giác khói vẫn ở trong nhà mặc dù đóng cửa suốt ngày rất bí. Buổi sáng, tắm rửa trước khi đi làm xong, chúng tôi vẫn cảm giác có mùi khét trên người".

{keywords}
 
{keywords}
Tin nhắn bày tỏ sự lo lắng của người dân sống gần vụ cháy kho Rạng Đông (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chị Thu Hiền (Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ:

"Nhà tôi mới sinh cháu nhỏ được 2 tháng nên thực sự rất lo ngại. Chúng tôi ở chung cư, mấy ngày nay liên tục đóng cửa, mẹ và con không ra ngoài. Về thực phẩm, mẹ tôi phải nhắn người mua ở quê sau đó gửi lên để ăn cho an tâm. Quần áo, chúng tôi tôi không dám phơi  ngoài ban công, phải cho hết vào máy sấy".

Không chỉ chị Thu Hiền, một số gia đình có con nhỏ sinh sống gần khu vực vụ cháy cũng có ý định di chuyển con nhỏ về nhà ông bà, người quen ở khu khác sinh sống một thời gian để đảm bảo vấn đề sức khỏe.

Trước vấn đề này, Chính quyền đã khuyến cáo không ăn thực phẩm trong bán kính 1 km từ đám cháy kho bóng đèn ở 87 Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội).

 TS. Duy Thịnh, ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhấn mạnh: "Khuyến cáo người dân cẩn thận với thực phẩm trong bán kính 1km của phường Hạ Đình là chính xác và nhạy bén".

Theo ông Thịnh, có 2 nguồn nhiễm độc sau vụ cháy là thực phẩm và không khí, đặc biệt là đường khí.

Về nguồn thực phẩm, nhà máy cháy gây ra khói, bụi, rơi vào vườn rau được trồng trên nóc nhà, dưới đất… của dân cư sẽ nhiễm bụi bẩn.

Ngoài ra, thực phẩm bày bán ở chợ, không được che đậy trong thời gian xảy ra cháy cũng bị nhiễm bẩn. Người dân không nên sử dụng.

Tuy nhiên thực phẩm được đưa từ ngoài vào sau vụ cháy (rau, củ, thịt…) hoặc thực phẩm được người dân bảo quản trong tủ lạnh có thể sử dụng được.

{keywords}

Người dân bơ phờ sau vụ cháy kho Rạng Đông. Ảnh: VietNamNet

Thời gian này, người dân nên dùng phương pháp rửa sạch, rửa kỹ hơn so với bình thường trước khi đun, nấu.

Tuy nhiên, ông Thịnh nhấn mạnh, nguy cơ quan trọng nhất là môi trường khí:

"Trong nhà máy bóng đèn, phích nước người ta dùng nhiều hóa chất. Tôi chưa khẳng định được là hóa chất gì nhưng có thủy ngân và chì là điều chắc chắn. Hóa chất bị đốt cháy gây ra hiện tượng gây nhiễm độc bầu không khí, người dân hít thở dẫn đến nhiễm độc đường phổi".

"Người dân cảm thấy có triệu chứng bất thường cần lưu ý. Ví dụ trước vụ cháy, người dân cảm thấy khỏe mạnh bình thường nhưng sau vụ cháy bị hắt hơi, sổ mũi… phải đi kiểm tra sức khỏe", TS Thịnh cho biết thêm.

Về vấn đề nguồn nước, TS này cho biết, nước nằm trong các đường ống nước không phải lo ngại. Chỉ trường hợp gần khu vực cháy có nhà máy xử lý nước, chính quyền và người dân mới phải lưu ý.

‘Đêm qua may mắn có mưa, nước mưa rửa sạch bụi trên các mái nhà, tòa nhà, rửa sân vườn… nếu không bụi bám rơi dần thì gây nhiễm độc lâu dài’, ông Thịnh nói thêm.

Trước lo lắng của người dân về việc có cần phải di tản hết khỏi khu chạy ảnh hưởng cháy kho Rạng Đông, TS Thịnh cho biết: "Hiện tại, người dân nên làm theo khuyến cáo của chính quyền phường đã phát đi hôm qua, không lên hoang mang thái quá. Nghĩa là, trước mắt sơ tán trẻ em, người già, người ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy trong thời gian từ 1-10 ngày để hạn chế tác hại của khói bụi.

Các gia đình tự theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt, co giật, nôn... thì phải đưa đi khám. Người dân cần thay giặt toàn bộ quần áo có nhiễm khói bụi do cháy". 

Ông Thịnh cũng nhấn mạnh, sau vụ việc này, các cơ quan chức năng phải vào cuộc để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Cụ thể, lực lượng chức năng phải xét nghiệm lại kiểm tra môi trường không khí, đất nước; với người dân có triệu chứng bất thường nên khám chữa, kiểm tra. Ngành môi trường cũng khuyến cáo người dân rửa nền nhà, quét dọn… khu vực sống.

"Đô thị phát triển, cơ quan chức năng nên khuyến cáo chuyển các nhà máy chuyển khỏi khu dân cư. Bởi cháy nhà dân, khu dân cư có thể gây khói bụi thông thường nhưng cashy các nhà máy hóa chất sự nguy hiểm càng đẩy cao hơn do sinh thêm độc tố, ảnh hưởng đến tính mạng, cuộc sống người dân", TS Thịnh chia sẻ.

Lê Nam

Cháy nhà máy Rạng Đông, ô nhiễm nặng, cấm ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km

Cháy nhà máy Rạng Đông, ô nhiễm nặng, cấm ăn thực phẩm nuôi trồng trong 1km

Phường Hạ Đình khuyên người dân không ăn rau, hoa quả, gia cầm, lợn... được nuôi trồng trong bán kính 1km từ tâm đám cháy.

Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?

Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?

Trường hợp nhiễm độc cấp tính do tai nạn vỡ bình chứa, hỏa hoạn,... hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm thận, nôn ra máu, toàn thân suy sụp, thậm chí có thể tử vong trong vòng 24-36 giờ.