8/3 là ngày cả thế giới tôn vinh người phụ nữ. Trong ngày này,
phụ nữ có quyền được hưởng sự ưu ái và ngưỡng mộ hơn ngày thường. Bởi thế, là
phụ nữ, dường như không ai là không thích ngày 8/3. Thế nhưng, lại có một số
người ghét ngày 8/3…
TIN BÀI KHÁC
Phải mua quà đắt tiền cho mẹ chồng
Trước khi về làm dâu, chị Hoa đã được nghe mọi người cảnh báo mẹ chồng chị là người rất thực dụng, chỉ thích tiền…Chị Hoa cũng sợ mẹ chồng lắm nhưng vì đã quá yêu nên chị đành chấp nhận. Vì sống cùng bố mẹ chồng nên mỗi dịp đến ngày lễ tết, chị Hoa lại lo lắng.
Ngoài chị Hoa, gia đình chồng chị còn có tới hai cô em dâu nữa, kinh tế mỗi gia đình khác nhau nên số tiền có thể biếu cha mẹ trong những dịp lễ Tết thế này vì thế cũng không thể giống nhau. Hiểu được điều đó nhưng mẹ chồng chị lại có thói quen đo “tình cảm” các con dành cho mình bằng việc so sánh... giá trị quà tặng của con dâu nào cao hơn.
Mùng 8/3 năm ngoái, gia đình chị Hoa mới trải qua nhiều vận hạn, cơ quan
chồng làm ăn thua lỗ, việc kinh doanh của chị cũng sa sút, con cái ốm đau suốt
nên gia đình phải chi tiêu rất tằn tiện.
Chính vì vậy, chị không thể biếu bố mẹ nhiều như khi hai vợ chồng còn làm ăn thịnh vượng. Nhớ hôm tết, chị đưa tiền biếu mẹ, bà còn nói ngọt như mía lùi: “Các con đang gặp nhiều khó khăn, để tiền đấy mà lo những chuyện khác chứ biếu mẹ làm gì, mẹ có chi tiêu gì mấy đâu mà cần đến tiền”.
Ấy nhưng, mấy hôm sau, lúc mẹ chồng và nàng dâu ngồi rôm rả trò chuyện, bà đã vội vàng lấy cái áo dài gấm mới may ra khoe: “Năm nay, Hiền (tên cô con dâu thứ út) biếu mẹ những 5 triệu. Mẹ lấy tiền đó may cái áo này, các con thấy có đẹp không?”. Mặc cho cô dâu út cười tươi hãnh diện, hai chị dâu chỉ lặng lẽ ngồi im.
“Biếu tiền cho mẹ chồng, nhất là những người mẹ chồng thực dụng như mẹ mình thì rất dễ bị so bì hơn kém. Biếu các cụ nhiều thì kinh tế gia đình mình không kham nổi, mà biếu ít thì lại áy náy”, chị Hoa thở dài. Mùng 8/3 năm nay đang đến gần, chị Hoa lại đang đau đầu vì món quà tặng cho mẹ phải làm sao cho “cân xứng” với mấy cô con dâu khác.
8/3 chạy “sô”… ăn uống đập phá
Sáng đi “đàn đúm” cà phê với mấy cô bạn độc thân, trưa đi ăn với bạn trai, buổi chiều thì đi ăn cùng công ty, đến tối lại tiếp tục “đánh chén” với mấy nhóc công ty cũ rồi đi xem phim với bạn trai, lịch ăn chơi của Thu (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên hối hả giống hệt những ngày đi ăn tất niên trước Tết.
Những ngày này, đặc biệt là ngày thứ 3 (8/3), các nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội cháy chỗ, muốn đi ăn gà, lẩu, buffet thì khách hàng phải đặt chỗ từ trước đó vài ngày hoặc sáng sớm, nếu không chị em chỉ có thể ăn nhẹ tại văn phòng hoặc chọn quán vỉa hè. Nhiều chị em không chỉ bận rộn với việc đi ăn mà còn phải sắp xếp thời gian đi chọn quà cho mình, dù thời tiết Hà Nội chuyển lạnh và có mưa. Bởi, các ông chồng, người yêu đã đưa ra quyền tự quyết, và chị em cứ việc mà đến chọn món quà mình ưng ý.
Cô nàng Như Mai (20 tuổi, Hà Nội), “công chúa” của một gia đình khá giả lại triền miên trong các quán bar. Sinh nhật của Mai trùng vào ngày 8/3 nên cô dự định kéo bạn bè lên bar lắc lư cả đêm luôn nhưng phải tổ chức thành 3 đêm liên tiếp vì cô có rất nhiều bạn. Thế nhưng, mấy đêm liền lắc lư trên bar, Mai lăn ra ốm, còn bố mẹ quyết định sẽ siết chặt quản lí cô.
Tổ chức ăn nhiều, chơi nhiều dĩ nhiên là cũng mệt nhiều. Sáng trưa chiều tối, thậm chí với các cô gái trẻ thì những cuộc gào thét karaoke đến đêm khuya rất hao tốn sức khỏe và để rồi ngày hôm sau đi làm với một gương mặt hốc hác.
Bởi thế nên có rất nhiều người phụ nữ không thích đến ngày 8/3. Họ cho rằng trong cuộc sống, chỉ cần đấng mày râu luôn tôn trọng và dành tình cảm cho họ. Chứ không nhất định chỉ là một ngày 8/3 “dồn ép” sự tôn vinh sẽ gây ra mệt mỏi.
Kiều Trang (tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Thêm một clip sex nữ sinh Hà Nội?
Mai Phương Thúy không muốn đi thi HHHV?
Những cánh cửa không khóa và đời thiếu nữ
Tranh khách ở chùa Hương, đâm chết người
Học sinh nhẫn tâm đầu độc cô giáo qua trà
Mai Phương Thúy không muốn đi thi HHHV?
Những cánh cửa không khóa và đời thiếu nữ
Tranh khách ở chùa Hương, đâm chết người
Học sinh nhẫn tâm đầu độc cô giáo qua trà
Phải mua quà đắt tiền cho mẹ chồng
Trước khi về làm dâu, chị Hoa đã được nghe mọi người cảnh báo mẹ chồng chị là người rất thực dụng, chỉ thích tiền…Chị Hoa cũng sợ mẹ chồng lắm nhưng vì đã quá yêu nên chị đành chấp nhận. Vì sống cùng bố mẹ chồng nên mỗi dịp đến ngày lễ tết, chị Hoa lại lo lắng.
Ngoài chị Hoa, gia đình chồng chị còn có tới hai cô em dâu nữa, kinh tế mỗi gia đình khác nhau nên số tiền có thể biếu cha mẹ trong những dịp lễ Tết thế này vì thế cũng không thể giống nhau. Hiểu được điều đó nhưng mẹ chồng chị lại có thói quen đo “tình cảm” các con dành cho mình bằng việc so sánh... giá trị quà tặng của con dâu nào cao hơn.
|
8/3 là ngày cả thế giới tôn vinh người phụ nữ. (Ảnh: Zing) |
Chính vì vậy, chị không thể biếu bố mẹ nhiều như khi hai vợ chồng còn làm ăn thịnh vượng. Nhớ hôm tết, chị đưa tiền biếu mẹ, bà còn nói ngọt như mía lùi: “Các con đang gặp nhiều khó khăn, để tiền đấy mà lo những chuyện khác chứ biếu mẹ làm gì, mẹ có chi tiêu gì mấy đâu mà cần đến tiền”.
Ấy nhưng, mấy hôm sau, lúc mẹ chồng và nàng dâu ngồi rôm rả trò chuyện, bà đã vội vàng lấy cái áo dài gấm mới may ra khoe: “Năm nay, Hiền (tên cô con dâu thứ út) biếu mẹ những 5 triệu. Mẹ lấy tiền đó may cái áo này, các con thấy có đẹp không?”. Mặc cho cô dâu út cười tươi hãnh diện, hai chị dâu chỉ lặng lẽ ngồi im.
“Biếu tiền cho mẹ chồng, nhất là những người mẹ chồng thực dụng như mẹ mình thì rất dễ bị so bì hơn kém. Biếu các cụ nhiều thì kinh tế gia đình mình không kham nổi, mà biếu ít thì lại áy náy”, chị Hoa thở dài. Mùng 8/3 năm nay đang đến gần, chị Hoa lại đang đau đầu vì món quà tặng cho mẹ phải làm sao cho “cân xứng” với mấy cô con dâu khác.
8/3 chạy “sô”… ăn uống đập phá
Sáng đi “đàn đúm” cà phê với mấy cô bạn độc thân, trưa đi ăn với bạn trai, buổi chiều thì đi ăn cùng công ty, đến tối lại tiếp tục “đánh chén” với mấy nhóc công ty cũ rồi đi xem phim với bạn trai, lịch ăn chơi của Thu (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên hối hả giống hệt những ngày đi ăn tất niên trước Tết.
Những ngày này, đặc biệt là ngày thứ 3 (8/3), các nhà hàng lớn nhỏ tại Hà Nội cháy chỗ, muốn đi ăn gà, lẩu, buffet thì khách hàng phải đặt chỗ từ trước đó vài ngày hoặc sáng sớm, nếu không chị em chỉ có thể ăn nhẹ tại văn phòng hoặc chọn quán vỉa hè. Nhiều chị em không chỉ bận rộn với việc đi ăn mà còn phải sắp xếp thời gian đi chọn quà cho mình, dù thời tiết Hà Nội chuyển lạnh và có mưa. Bởi, các ông chồng, người yêu đã đưa ra quyền tự quyết, và chị em cứ việc mà đến chọn món quà mình ưng ý.
Trong ngày này, phụ nữ có quyền được hưởng sự ưu ái và ngưỡng mộ hơn ngày thường (Ảnh: Zing) |
Cô nàng Như Mai (20 tuổi, Hà Nội), “công chúa” của một gia đình khá giả lại triền miên trong các quán bar. Sinh nhật của Mai trùng vào ngày 8/3 nên cô dự định kéo bạn bè lên bar lắc lư cả đêm luôn nhưng phải tổ chức thành 3 đêm liên tiếp vì cô có rất nhiều bạn. Thế nhưng, mấy đêm liền lắc lư trên bar, Mai lăn ra ốm, còn bố mẹ quyết định sẽ siết chặt quản lí cô.
Tổ chức ăn nhiều, chơi nhiều dĩ nhiên là cũng mệt nhiều. Sáng trưa chiều tối, thậm chí với các cô gái trẻ thì những cuộc gào thét karaoke đến đêm khuya rất hao tốn sức khỏe và để rồi ngày hôm sau đi làm với một gương mặt hốc hác.
Bởi thế nên có rất nhiều người phụ nữ không thích đến ngày 8/3. Họ cho rằng trong cuộc sống, chỉ cần đấng mày râu luôn tôn trọng và dành tình cảm cho họ. Chứ không nhất định chỉ là một ngày 8/3 “dồn ép” sự tôn vinh sẽ gây ra mệt mỏi.
Kiều Trang (tổng hợp)