- Có người ví công việc của chúng tôi như bác sĩ “siêu âm” thời tiết bởi cũng như bác sĩ, chúng tôi có các thiết bị kỹ thuật để soi hiện tượng mưa, nắng, gió, mây… để đưa ra tư vấn cho các phi công điều khiển chuyến bay an toàn, ông Lê Thanh Hải chia sẻ.

Ông Lê Thanh Hải (SN 1972), kíp trưởng không lưu, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, có 24 năm kinh nghiệm trong nghề kiểm soát viên (KSV) không lưu.

Gắn bó với công việc từ những ngày đầu tiên đi làm, ông có không ít kỉ niệm buồn vui trong nghề. Ông Hải nói: “Đây là một trong những ngành nghề nhiều áp lực”.

Muốn có chuyến bay an toàn, người phi công trong buồng lái cần sự hướng dẫn trực tiếp của KSV không lưu.

KSV không lưu sẽ có dẫn dắt tàu bay tránh va chạm, bảo đảm hoạt động bay an toàn, hiệu quả từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh.

{keywords}
Ông Lê Thanh Hải có 24 năm làm KSV không lưu

Có nhiều bộ phận trợ giúp KSV không lưu, trong đó có bộ phận khí tượng hàng không.

“Chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn đủ điều kiện để máy bay lưu thông, đảm bảo máy bay không đi qua các khu vực thời tiết nguy hiểm”, ông Hải chia sẻ.

Ông nói thêm: “Có người ví công việc này như việc 'siêu âm' thời tiết bởi cũng như các bác sĩ siêu âm, chúng tôi cũng có các thiết bị kỹ thuật nhằm để soi các hiện tượng mưa, nắng, gió, mây… của thời tiết.

Sau đó chúng tôi đưa ra những nhận định nhằm tư vấn cho các phi công là có nên bay qua vùng trời này không và nếu bay thì sẽ thế nào”.

Công việc hàng ngày của KSV không lưu cũng rất nghiêm ngặt, trước khi vào ca làm việc, họ sẽ tiếp nhận thông tin về tình hình trên không.

{keywords}
KSV không lưu có thiết bị soi chiếu các hiện tượng mưa, gió... ảnh hưởng đến hoạt động bay để  "tư vấn" cho phi công

Chẳng hạn, giờ tới phân khu của KSV trực sẽ có bao nhiêu chuyến bay hoạt động. Sau đó KSV không lưu được sang khu vực khí tượng. Họ sẽ nhận được thông tin cơ bản về khí tượng hiện tại trong khu vực trách nhiệm của mình và dự báo trong những giờ tới.

Những tình huống đau đầu

Ông Hải cũng chia sẻ nhiều tình huống oái oăm khiến KSV không lưu không khỏi đau đầu.

“Có những trường hợp, cả một vùng trời bị nhiễm mây Cb (mây vũ tích) buộc phải điều hành tàu bay ra ngoài đường hàng không. Có những trường hợp phải sang Lào, Campuchia hoặc Trung Quốc để tránh.

Việc “đi nhờ” sang các vùng trời khác buộc máy bay sẽ kéo dài cự ly bay, thậm chí không hạ cánh được ở sân bay dự định đến. Điều này gây ảnh hưởng đến các chuyến bay sau đang phải chờ tại cảng hàng không.

Ngoài ra, một khó khăn nữa là máy bay chỉ chứa một số nhiên liệu nhất định. Khi gần hết nhiên liệu, KSV không lưu sẽ phải tư vấn để tàu bay xuống sân bay dự bị.

KSV không lưu phải thường xuyên tư vấn về tình hình thời tiết và các điều kiện dưới mặt đất và có những giải pháp khác nhau để đảm bảo cho chuyến bay được hạ cánh an toàn.

 

{keywords}
Thiết bị "siêu âm" thời tiết cho thấy tình hình thời tiết có ảnh hưởng đến hoạt động bay hay không

 

“Trên không trung, máy bay không thể dừng, đỗ được như các phương tiện xe máy, ô tô ở dưới đất mà phải bay liên tục. Trong khi hoạt động hàng không phải tuyệt đối an toàn nên công việc của các KSV vô cùng áp lực.

Vào các ngày lễ Tết số lượng các chuyến bay tăng đột biến (hơn 3.500 chuyến bay/ngày) nên số người trực ca cũng phải tăng từ 2 người lên 3 người mỗi ca trực để tăng cường giám sát.

Hơn nữa, nước ta nằm trên trục đi giữa Trung Quốc và nhiều nước khác, trong khi Trung Quốc cũng là một trong những nước đón Tết cổ truyền nên số lượng chuyến bay rất đông trên đường hàng không nên. KSV không lưu do đó phải hết sức tập trung.

Không đón Tết với gia đình là bình thường

Cũng theo ông Hải, vào những ngày làm việc dịp Tết, dù muốn hay không, những KSV đều có suy nghĩ riêng tư. Công việc của họ phải đảm bảo 24/24h nên chuyện không được đón Tết ở nhà là hết sức bình thường.

Anh Đặng Việt Anh (SN 1988), 6 năm kinh nghiệm trong nghề, cũng chia sẻ có những năm vì công việc anh không được ăn Tết ở nhà.

{keywords}
KSV không lưu trẻ tổi Đặng Việt Anh.

“Những giờ phút đó, khi các gia đình quây quần sum họp cũng khiến tôi chạnh lòng. Tuy nhiên vì tính chất công việc chúng tôi đều phải chấp nhận. Năm ngoái, tôi cũng có một cái Tết như vậy.

Trước ca trực, vào giờ phút giao thừa, chúng tôi đã tổ chức đón giao thừa, liên hoan ngay tại cơ quan. Sau đó, mọi người bắt tay vào công việc khi đồng hồ điểm những phút giây đầu tiên của một ngày mới, một năm mới”, anh Việt Anh kể.

Hai chuyến bay mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu

Hai chuyến bay mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu

Tổ lái 2 chuyến bay của Vietjet Air thực hiện hàng chục cuộc gọi nhưng không thể liên lạc được với Đài kiểm soát không lưu ở sân bay Cát Bi.

Chuyện tình tiếp viên hàng không đón Tết trên trời

Chuyện tình tiếp viên hàng không đón Tết trên trời

Anh Nguyễn Ngọc Đức cùng bạn gái Thiên Trang đều là tiếp viên hàng không, Tết đến họ đều phải rong ruổi trên những chuyến bay.

Nữ tiếp viên hàng không và kỷ niệm đặc biệt đêm 30 Tết

Nữ tiếp viên hàng không và kỷ niệm đặc biệt đêm 30 Tết

Tiếp viên hãng Vietnam Airlines Lê Hồng Minh (33 tuổi, quê Quảng Bình) luôn xác định không bao giờ có ngày lễ, Tết.

Bị cấm bay vì trêu ghẹo khách nữ và chửi bới tiếp viên

Bị cấm bay vì trêu ghẹo khách nữ và chửi bới tiếp viên

Ông Nguyễn Xuân Thành bị cấm bay 9 tháng, tính từ ngày 15/7 đến hết ngày 14/4/2018 và kiểm tra trực quan bắt buộc 6 tháng tiếp theo.

Hành khách tè bậy trước mặt nữ tiếp viên hàng không

Hành khách tè bậy trước mặt nữ tiếp viên hàng không

Khi máy bay chuẩn bị cất/ hạ cánh thì hành khách mới nảy sinh “nhu cầu” đi vệ sinh. Có người thản nhiên vạch quần tè trước mặt tiếp viên.

CSGT trên trời 24 năm chưa một lần về quê ăn Tết

CSGT trên trời 24 năm chưa một lần về quê ăn Tết

Từ ngày vào nghề kiểm soát viên không lưu, đã 24 năm, chàng trai Hà Nội Trương Hiệp Hòa chưa một lần được về quê sum họp lúc Tết đến.

Vũ Điệp