{keywords}
Jessica Cox mất 3 năm để có được tấm bằng lái máy bay

Cox là một cô gái người Mỹ gốc Philippines sinh năm 1983. Cô tự miêu tả mình là ‘người bình thường một cách khác thường’, thay vì ‘người khuyết tật’.

Năm 25 tuổi, Cox nhận được chứng chỉ phi công, nhưng đó là kết quả của một chặng đường không hề dễ dàng. Năm 2005, Cox bắt đầu khoá học. Sau 3 năm huấn luyện cùng với 3 huấn luyện viên ở 3 bang khác nhau, cô mới được cầm tấm bằng trên tay. Cũng vào năm 2008, Cox nhận tấm bằng cử nhân ngành Tâm lý học ĐH Arizona, Mỹ. 

Chặng đường trở thành phi công của cô còn trở nên khó khăn hơn khi bạn bè trong cộng đồng hàng không bắt đầu nghi ngờ về khả năng chinh phục thử thách này của Cox.

‘Có một năm rất khó khăn trong hành trình huấn luyện bay của tôi, khi tôi cảm thấy mọi người không còn tin tưởng mình nữa. Tôi chụp bức ảnh chiếc máy bay và đặt nó làm ảnh nền trên máy tính. Mỗi sáng, tôi dành vài phút để hình dung cảm giác sẽ như thế nào khi lái chiếc máy bay này’ – Cox chia sẻ.

{keywords}
 

Một trong những yếu tố giúp Cox trở thành một phi công có chứng chỉ là nhờ những năm tháng tích cực chơi thể thao ở trường phổ thông. Cô chơi các môn: bơi, lặn biển, lướt sóng… Thể thao dạy cho cô giá trị của tính kỷ luật.

‘Ví dụ như với Taekwondo, tôi không chỉ học võ thuật mà còn học tính kỷ luật. Thể thao giúp tôi phát triển tính kỷ luật, đặt mục tiêu và không bỏ cuộc. Khi tôi đạt được mục tiêu này, tôi lại đặt ra một mục tiêu khác’.

Hiện tại, Cox đang là một diễn giả với những bài thuyết trình truyền cảm hứng cho mọi người.

‘Nghe có vẻ lạ nhưng có những việc thậm chí còn khó khăn hơn học lái máy bay, những việc mà mọi người cho là hiển nhiên, ví dụ như việc mặc quần’.

‘Đó thực sự là thành tựu đối với tôi’ - Cox chia sẻ.

{keywords}
Cox chơi Taekwondo từ năm 10 tuổi
{keywords}
Cô thậm chí còn làm được những việc mà người bình thường không làm được
{keywords}
Khuyết tật không thể ngăn cản cô tham gia tích cực các môn thể thao

Cox cũng biết chơi đàn piano, tự trang điểm và ăn với đũa bằng chân. ‘Tôi không có sự lựa chọn. Dùng chân là điều diễn ra tự nhiên đối với tôi giống như mọi người dùng tay vậy’.

Chia sẻ về việc học Taekwondo từ năm 10 tuổi, Cox nói: ‘Mẹ luôn muốn tôi phải biết tự vệ. Vì tôi không có tay nên có lẽ bà nghĩ rằng tôi có thể dễ bị tổn thương. Bây giờ, tôi vẫn tập luyện Taekwondo, và nếu không có Taekwondo, tôi sẽ không bao giờ gặp được chồng mình - một huấn luyện viên Taekwondo’.

Với Taekwondo, Cox từng đạt huy chương vàng toàn bang Arizona vào năm 2014 khi chiến thắng các đối thủ hoàn toàn bình thường.

Cox cũng chia sẻ, ngày nhỏ cô rất sợ lên máy bay. ‘Bởi vì tôi không biết nó hoạt động như thế nào, có an toàn hay không. Nhưng một ngày, tôi có cơ hội lên chuyến bay đầu tiên của mình trên một chiếc máy bay nhỏ. Phi công ngày hôm đó đã nói: ‘Nào, hãy thử cảm nhận khi đặt chân lên bàn điều khiển xem sao’.

Tôi đã đặt chân lên đó và ngay lúc ấy tôi cảm thấy bay là như thế nào. Tôi thầm nghĩ ‘Mình sẽ làm mọi thứ để trở thành một phi công, thậm chí là phi công đầu tiên trong lịch sử hàng không lái máy bay bằng chân’.

{keywords}
Cô nói, việc mình dùng chân làm mọi thứ giống như mọi người dùng tay vậy

Ngoài những nỗ lực phi thường này, Cox còn có một chương trình trên YouTube có tên là ‘Toe Talk’ được thực hiện cùng một người bạn cũng không có tay như cô. Họ chia sẻ những lời khuyên trong cuộc sống hằng ngày cho những người cùng cảnh ngộ.

Trong khi việc sử dụng cánh tay giả có thể sẽ dễ dàng hơn cho Cox, nhưng cô nói rằng sẽ không bao giờ lạm dụng nó.

Cox nói, thậm chí những đôi tay giả tốt nhất cũng sẽ không làm cho chất lượng cuộc sống của cô tốt hơn.

‘Đây là con người tôi và tôi không cần tới cánh tay để làm mọi việc tốt hơn. Tôi đã làm quá nhiều việc bằng đôi chân… Nếu bạn nhìn xuống chân phải của tôi, nó trông giống như thể tôi có thể dang rộng ngón chân ra nhiều hơn người bình thường. Chân tôi có độ bám tốt hơn và nó có hình dáng giống bàn tay hơn là bàn chân của một người bình thường’.

Say nữ phi công Việt xinh đẹp, giám đốc Pháp bay sang Mỹ nấu cơm, rửa bát

Say nữ phi công Việt xinh đẹp, giám đốc Pháp bay sang Mỹ nấu cơm, rửa bát

 Ở tuổi 27, Diệu Thúy gom hết tiền tiết kiệm suốt 5 năm đi làm để qua Mỹ học phi công, với suy nghĩ, thành công thì tốt, thất bại thì xem như là một trải nghiệm.

Nguyễn Thảo (Theo CNA, Korea Times)