Mới đây, chị Linh (29 tuổi, Sóc Sơn) đã đưa mẹ đến tham gia chương trình Bách thiện hiếu vi tiên tổ chức tại đền Cô bé Ngai Vàng (xóm Rồng, Sóc Sơn, Hà Nội). Chương trình do thầy Huyền Tích đưa ra ý tưởng, chỉ đạo nội dung.

Đây là chương trình đón tiệc mẫu với nghi thức tổ chức lễ tri ân cha mẹ noi theo gương hiếu hạnh của Đức Thánh Mẫu, nhằm răn dạy, giáo dục con người hướng đến nét đẹp chân - thiện - mỹ.

anh 5 bao hieu.jpg
Con gái bày tỏ lòng kính yêu với đấng sinh thành

Chương trình lan tỏa tinh thần Hiếu đạo khiến mẹ con chị Linh và những người có mặt xúc động. 

Bình thường, chị Linh chỉ biết quan tâm mẹ bằng hành động. Chị cảm thấy rất khó nói được lời cảm ơn và yêu thương với người sinh ra mình.

“Đến lễ hội, tôi mới có thể nói lời cảm ơn với mẹ. Nếu không có mặt ở chương trình, có lẽ tôi không bao giờ nói ra được”, chị Linh cho biết.

Chị Diệu Minh Nhật (Quảng Ninh) cũng tâm sự: “Chương trình góp phần răn dạy con người về chữ Hiếu đặt lên hàng đầu. Là con nhang đệ tử của thầy, tôi rất tự hào khi thầy xây dựng chương trình ý nghĩa. Đồng thời, tôi rất xúc động, muốn gửi lời tri ân tới thầy và bố mẹ”.

anh 4 bao hieu.jpg

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan xúc động trước những hoạt động diễn ra trong chương trình

Tham dự buổi lễ, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết, chữ Hiếu là một thành phẩm, truyền thống rất quý báu và lâu đời của văn hóa, văn minh, văn hiến của dân tộc Việt Nam. 

Nước ta có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cơ sở tín ngưỡng thờ mẫu tam tứ phủ và ở đó luôn diễn ra những hình thức thờ phụng chủ yếu bằng việc hầu đồng, hát văn, chầu văn... Nhưng, lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên chỉ được tổ chức duy nhất ở đền Cô bé Ngai Vàng. 

TS. Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham dự chương trình cũng bày tỏ sự xúc động trước ý nghĩa của buổi lễ.

Ông Đức chia sẻ: “Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy và cũng không phải ngẫu nhiên khi người ta nói là nỗi bất hạnh của cha mẹ là đẻ ra những người con bất hiếu.

Trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, chữ hiếu được xem là nền tảng đạo đức quan trọng trong mỗi gia đình. Cùng với gia phong, gia đạo, gia lễ… gia hiếu đã góp phần xây dựng một gia đình tiến bộ, văn minh và hạnh phúc. 

Chương trình Bách thiện hiếu vi tiên đã góp phần lan tỏa, giúp mỗi người hiểu sâu sắc hơn về đạo làm con, chữ hiếu với cha mẹ”.

Vịnh Nhi

'Phòng giải nhiệt' giữa khu trọ nóng như lò hơi ở TP.HCM

'Phòng giải nhiệt' giữa khu trọ nóng như lò hơi ở TP.HCM

Để chống chọi với cái nóng khó chịu, người phụ nữ dùng tấm vải mỏng quây chiếc giường lại giữa khu trọ. Bên trong, chị bật quạt điện với hy vọng có thể hạ mức nhiệt độ cao xuống ngưỡng có thể chịu đựng.